cách viết số trong tiếng Anh

kí tự số của tiếng Anh và tiếng Việt đều giống nhau nhưng cách viết lại khác nhau , bài viết sẽ giúp các bạn tránh được sự nhầm lẫn.
Không nhiều người được học cách viết con số đúng với quy tắc của tiếng Anh, chẳng hạn, khi nào viết bằng chữ số, khi nào diễn giải bằng chữ. Điều đầu tiên khi tìm hiểu về cách viết con số, bạn nên lưu ý khái niệm "con số" (number) khác với "chữ số" (numeral). Chữ số là một trong những cách thể hiện con số, ví dụ "3" là cách viết bằng chữ số, bên cạnh những cách viết khác như chữ số La Mã "III", chữ "ba". Dưới đây là những quy tắc viết con số đúng chính tả tiếng Anh do Daily Writing Tips đưa ra:
viet-con-so-dung-chinh-ta-trong-tieng-anh
1. Viết bẳng chữ với những con số nhỏ: Với những số có thể viết được bằng một từ, bạn nên viết bằng chữ hơn là viết số, chẳng hạn như "nine" thay cho "9". Bạn vẫn có thể viết số trong những trường hợp giao tiếp thông thường nhưng nên lưu ý viết bằng chữ khi cần có văn phong trang trọng. Thậm chí, một số người còn cẩn trọng đến mức luôn muốn viết các con số bằng chữ.
2. Dùng dấu phẩy để ngăn cách từng nhóm ba chữ số: Trong tiếng Anh, dấu phẩy dùng để ngăn cách mỗi nhóm ba chữ số và dấu chấm dùng cho số thập phân - ngược với tiếng Việt.
Bạn nên chú ý luôn sử dụng dấu phẩy khi viết những số có bốn chữ số trở lên để người đọc dễ phân biệt, ví dụ: 571,951 km. Hơn nữa, luôn dùng dấu phẩy đúng vị trí, nghĩa là cho mỗi ba chữ số và trong một con số có bảy chữ số trở nên, nên dùng đủ dấu ở mọi vị trí cần thiết, tránh việc chỗ có chỗ không. "$13 200,50" là một cách dùng dấu phẩy mắc cả hai lỗi nêu trên. Cách viết đúng là "$1,320,050".
3. Không bắt đầu câu với một con số viết bằng số: Điều này có nghĩa bạn không nên viết những câu như "400,000 copies were sold the first day" mà nên thay "400,000" bằng "Four hundred thousand" hoặc tốt nhất, đổi cách diễn đạt, chẳng hạn "Fans bought 400,000 copies the first day".
4. Viết bằng chữ con số chỉ thế kỉ, thập kỉ: Hãy viết "the eighties", "nineteenth century" khi muốn nói "những năm 80", "thế kỷ 19".
viet-con-so-dung-chinh-ta-trong-tieng-anh-1
5. Viết bằng chữ con số chỉ tỷ lệ phần trăm, các công thức : Bạn có thể viết bằng chữ số những con số và từ "percent" - "phần trăm" trong những tin nhắn, bài viết thường ngày. Tuy nhiên, với trường hợp cần văn phong trang trọng, cách viết được khuyến khích là "12 percent of the players" hoặc "twelve percent of the players", thay cho "12% of the players".
6. Viết bằng chữ những con số được làm tròn, con số ước tính: Bạn nên viết "About 400 million people" (khoảng 400 triệu người) thay cho cách viết bằng chữ số "About 400,000,000 people". Cách viết bằng chữ vừa dài dòng, lại khiến người đọc mất công xác định chính xác con số được nhắc đến.
7. Viết hai con số gần kề nhau lần lượt bằng chữ và bằng số: Cách viết này giúp người đọc không bị nhầm lẫn, bối rối. Bạn nên viết "seven 13-year-olds" (bảy đứa trẻ 13 tuổi) thay cho  "7 13-year-olds".
8. Viết bằng chữ con số chỉ thứ tự: Đừng viết "He was my 1st true love," mà hãy viết "He was my first true love." (Cậu ấy là tình đầu của tôi).
9. Đảm bảo sử dụng chung một cách viết trong bài: Một khi đã chọn một cách viết nào đó, bạn hãy ghi nhớ việc luôn dùng cách viết ấy, chẳng hạn, luôn chọn cách viết bằng số "If my teacher has 23 beginning students, she also has 18 advanced students"; đừng viết "If my teacher has 23 beginning students, she also has eighteen advanced students".
( nguồn: vnexpress)

một số từ đồng nghĩa thường gặp ( p1 )

1.       Wonderfull  ( tuyệt vời )
Amazing
Awesome
Fabulous
Stupendous
Great
Superior
Excellent
Superb
Outstanding
Magnificent
Exceptional
Marvelous

Example : My vacation was wonderfull
                The hotel was amazing
                The food was awesome
                I got a fabulous tan
2.       Interesting ( thú vị )
Fascinating
Appealing
Captivating
Engaging
Compelling
Enthralling
Entertaining
Example : my history class is interesting
                The teacher’s lecture are fascinating
                The class activities are engaging.
3.       Happy ( hạnh phúc )
Elated
Euphoric
Ecstatic
Exhilarated
Example : John is very happy today, he is exhilarated by his job.
4.       Angry ( giận dữ )
Irate
Mad
Furious
Enraged
Infuriated
5.       Fast ( nhanh )
Quick
Rapid
Speedy
Swift
6.       Important ( quan trọng )
Significant
Meaningful
Critical
Eventful
7.       Smart ( thông minh)
Intelligent
Brainy
Bright
Clever
8.       Odd ( kì quặc)
Strange
Bizarre
Quirky
Weird
9.       Loyal ( trung thành )
Devoted
Dedicated
Devout
10.   Attractive ( thu hút )
Beautiful
Cute
Lovely
Looking- good
Pretty
Stunning
11.   Powerful ( hùng mạnh )
Strong
Mighty
Influential
12.   Delicious ( ngon )
Savory
Delectable
Appetizing
Scrumptious
13.   Difficult ( khó khăn )
Challenging
Hard
Tough
Complicated
14.   Funny (vui vẻ )
Amusing
Comical
Humorous
Hilarious
15.   Brave ( dũng cảm )
Courageous
Intrepid
Gutsy
16.   Admire ( kính trọng )
Respect
Regard
Esteem
17.   Curious ( tò mò )
Inquisitive
Interested
Inquiring
18.   Awful (kinh khủng )
Terrible
Horrible
Dreadful
Abominable
trung tâm tiếng anh newsky

cách giải quyết các dạng đề nghe trong IELTS (p2)

4. Answering question and multiple choice
Tình huống thường gặp ở dạng đề này là tìm việc làm, đặt phòng khách  sạn, đến ngân hàng v.v.. cũng có một số tình huống liên quan đến học tập ở nước ngoài, như trò chuyện với giáo viên hướng dẫn, thư viện trường v.v
Hình thúc của dạng bài tập này bao gồm nhiều dạng đề xuất hiện trong môn thi nghe, ví dụ : hoàn thành câu ( sentence completion ), trả lời câu hỏi ( answer questions ), chọn một trong nhiều đáp án  ( multiple choice ), lựa chọn yes/no/notgiven.
Trước khi nghe, thí sinh nên đọc kĩ đề. Theo yêu cầu của môn nghe ielts, trước mỗi phần đều có thời gian đọc đề là 30 giây, thí sinh phải tận dụng triệt để 30s này. Dùng 10s đầu đọc nhanh tất cả các câu trong từng phần để hiểu phần đó gồm những câu gì, sau đó dùng 20s còn lại đọc kỹ 3-4 câu đầu để hiểu và nhớ, như vậy khi làm bài sẽ có tính ập trung cao. Ngoài ra, các thông tin trong đề thi nghe đôi khi  không  xuất hiện theo thứ tự các câu hỏi, tuyệt đồi không được nhắm vào một câu duy nhất.
5. note completion and true/false
Dạng đề điền ô trống phần tóm tắt ( summary or note completion ) dựa trên nội dung bài văn hoặc một số nội dung  có các ô trống, yêu cầu thí sinh điền vào các thông tin  còn thiếu dựa trên nội dung nghe được, để kiểm tra khả năng hiểu  và nắm bắt thông tin cụ thể trong bài văn của thí sinh. Đáp án thường  có thể trực tiếp tìm thấy từ những nội dung nghe được.
Dạng đề phán đoán đúng sai, dạng đề này đòi hỏi  thí sinh phải dựa trên  các thông tin cung cấp trong bài văn nghe được để phán đoán một số câu trần thuật đúng sai.
Trước khi nghe, thí sinh nên đọc hết một lượt đề đồng thời đoán từ cần điền dựa theo ngữ cảnh như vậy trong quá trình nghe mới có thể tập trung tìm ra từ them chốt cần thiết.
6. summary
Những nội dung ở dạng đề này cung cấp rất nhiều kiến thức về bối cảnh văn hóa phương Tây, như siêu thị, quán rượu ở Anh, lịch sử  và âm nhạc phương Tây v.v...  dạng bài tâp này dựa trên nội dung bài văn hoặc một số đoạn nghe được mà thí sinh phải điền vào chỗ trống. Tư liệu được đưa ra trong phần này khá dài , trước khi nghe thí sinh nên đọc lướt qua đề thi, đồng thời nắm bắt những thông tin quan trọng khi nghe , vừa nghe, vừa đọc thầm vừa ghi chú.
trung tâm tiếng anh newsky

Những câu tiếng Anh giao tiếp phổ biến trong nhà hàng - khách sạn

Cho dù bạn là nhân viên phục vụ trong nhà hàng hay du khách thì việc sử dụng những câu  tiếng anh giao tiếp trong khách sạn – nhà hàng sao cho đúng và hiệu quả thì sẽ mang lại những ấn tượng ban đầu rất tốt về nhau. Trung tâm tiếng Anh Newsky xin hướng dẫn các bạn một số từ ngữ thông dụng trong nhà hàng bằng tiếng anh:

1. Booking a table – Đặt bàn

Do you have any free tables? (Nhà hàng còn bàn trống không? )

A table for …, please: (Cho tôi đặt một bàn cho … người)

I’d like to make a reservation: (Tôi muốn đặt bàn)

I’d like to book a table, please: (Tôi muốn đặt bàn)

For what time? (Đặt cho mấy giờ?)

When for? (đặt cho khi nào?)

This evening at... (Cho tối nay lúc …)

Tomorrow at... (Cho ngày mai lúc …)

I’ve got a reservation: (Tôi đã đặt bàn rồi)

For how many people? (Đặt cho bao nhiêu người? )

Do you have a reservation? (Anh/chị đã đặt bàn chưa?)

2. Ordering the meal – Gọi món

 Could I see the menu, please? (Cho tôi xem thực đơn được không? )
 Could I see the wine list, please? (Cho tôi xem danh sách rượu được không?)
 Are you ready to der? (Anh chị đã muốn gọi đồ chưa?)
 What’s the soup of the day? (món súp của hôm nay là súp gì?)
 What do you recommend? (Anh/chị gợi ý món nào?)
 What’s this dish? (Món này là món gì?)
 I’m on a diet (Tôi đang ăn kiêng)
 I’m allergic to (Tôi bị dị ứng với …)
 Chicken breast (Ức gà) – roast beef (Thịt bò quay) – pasta (Mì Ý)
I’ll take this (Tôi chọn món này)
For my starter I’ll have the soup, and for my main course the steak (Tôi gọi súp cho món khai vị, và bít tết cho món chính)
I’m sorry, we’re out of for my starter (Thật xin lỗi, nhà hàng chúng tôi hết món đó rồi)
I’m a vegetarian: Tôi ăn chay
I don’t eat … (Tôi không ăn …)
I’m severely allergic to… (Tôi bị dị ứng nặng với … )
Wheat: Bột mì – dairy products: Sản phẩm bơ sữa
Meat: thịt pork: Thịt lợn
I’ll have the … (Tôi chọn món …)
Is that all? (Còn gì nữa không ạ?)
Would you like anything else? (Quý khách có gọi gì nữa
How would you like your steak? (Quý khách muốn món bít tết thế nào?)
Rare: Tái – medium-rare: Tái chín – medium: Chín vừa – well done: Chín kỹ
Nothing else, thank you: Thế thôi, cảm ơn
We’re in a hurry: Chúng tôi đang vội
How long will it take? (Sẽ mất bao lâu?)
It’ll take about twenty minutes (Mất khoảng 20 phút)
Do you have any specials? (Nhà hàng có món đặc biệt không?)
Can I get you any drinks? (Quý khách có muốn uống gì không ạ?)

3. During the meal – Trong bữa ăn

Nếu bạn muốn gọi phục vụ, cách gọi lịch sự mà đơn giản là:

Excuse me! (Xin lỗi!)

Sau đây là một số câu nói bạn có thể gặp hoặc muốn dùng trong bữa ăn:

Enjoy your meal! (Chúc quý khách ăn ngon miệng!)

Would you like to taste the wine? (Quý khách có muốn thử rượu không ạ?)

Could we have …? (Cho chúng tôi …)

A jug of tap water: Một bình nước máy

Some water: Ít nước

Some me milk: Thêm ít sữa nữa

Another bottle of wine (Một chai rượu khác)

Do you have any desserts? (Nhà hàng có đồ tráng miệng không?)

Some me bread: Thêm ít bánh mì nữa

Could I see the dessert menu? (Cho tôi xem thực đơn đồ tráng miệng được không?)

Was everything alright? (Mọi việc

Still sparkling? (Nước không có ga hay có ga?)

Would you like any coffee dessert? (Quý khách có muốn gọi cà phê hay đồ tráng miệng gì không?)

Thanks, that was delicious (Cám ơn, rất ngon)

This isn’t what I dered (Đây không phải thứ tôi gọi )

This food’s cold (Thức ăn nguội quá )

We’ve been waiting a long time (Chúng tôi đợi lâu lắm rồi)

Is our meal on its way? (Món của chúng tôi đã được làm chưa?)

This doesn’t taste right (Món này không đúng vị)

This is too salty (Món này mặn quá)

Will our food be long? (Đồ ăn của chúng tôi có phải chờ lâu không?)

4. Paying the bill – Thanh toán hóa đơn

The bill, please: Cho xin hóa đơn

Could we have the bill, please? (Mang cho chúng tôi hóa đơn được không?)

Can we pay separately? (Chúng tôi trả tiền riêng được không?)

Let’s split it (Chúng ta chia ra đi)

Do you take credit cards? (Nhà hàng có nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không? )

Is service included? (Đã bao gồm phí dịch vụ chưa?)

I’ll get this: Để tôi trả

Can I pay by card? (Tôi có thể trả bằng thẻ được không?)

Let’s share the bill (Chia hóa đơn đi)

5. Things you might see – Các dòng chữ bạn có thể gặp

Reserved: Đã đặt trước

Service not included (Chưa bao gồm phí dịch vụ)

Service included (Đã bao gồm phí dịch vụ)

Please wait to be seated (Xin vui lòng chờ đến khi được xếp chỗ)

Nguồn: hoctienganh.net
Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Mẹo nhớ cách viết các từ tiếng Anh

Nếu tiếng Việt quy định rõ ràng các nguyên âm, phụ âm, vần và bạn chỉ việc ghép lại để được từ mong muốn thì tiếng Anh lại không có quy tắc cố định nào cả. Mỗi cách viết có thể được đọc với hàng chục âm khác nhau và ngược lại. Chính vì thế, bên cạnh học phát âm chuẩn, bạn còn phải ghi nhớ cách viết đặc thù của mỗi từ. Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu những mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn ghi nhớ cách viết của một từ tiếng Anh đơn giản hơn.

Nhớ những quy tắc viết chính tả phổ biến
Những quy tắc như "i before e", "u after q" giúp bạn nhớ được cách viết của một lượng lớn từ vựng. Ví dụ: believe,chief, piece, quote, acquataince…
Lưu ý rằng các quy tắc thường đi kèm với ngoại lệ nên chúng chỉ là gợi ý hữu ích chứ không phải là đáp án chính xác. Ví dụ: efficient, weird, qwerty
Bỏ chữ e ở cuối nếu hậu tố đằng sau bắt đầu với nguyên âm
Ví dụ:
- Ride => riding (bỏ chữ "e" vì hậu tố "ing" bắt đầu bằng nguyên âm "i")
- Define => definition (bỏ chữ chữ "e" vì hậu tố "ition" bắt đầu bằng nguyên âm "i")
- Like => likeness (không bỏ chữ "e" vì hậu tố "ness" bắt đầu bằng phụ âm "n")
Ngoại lệ: true=> truly, notice => noticecable
Đổi chữ "y" cuối từ thành "i" nếu thêm hậu tố, trừ khi hậu tố bắt đầu với "i"
Ví dụ:
- Defy=> defiance (đổi "y" thành "i" khi thêm hậu tố "ance") 
- Party => parties (đổi "y" thành "i" khi thêm hậu tố "es")
Try=> trying (giữ nguyên "y" vì hậu tố "ing" bắt đầu với "i")
Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm một hậu tố bắt đầu là nguyên âm với điều kiện: trước phụ âm đó là một nguyên âm; trọng âm rơi vào âm cuối hoặc đó là từ một âm tiết
Ví dụ:
Occur => occurrence ("r" là phụ âm cuối, trước đó là một nguyên âm "u", trọng âm cuối => gấp đôi "r" khi thêm hậu tố "ence")
Benefit => benefited (không gấp đôi "t" vì từ có trọng âm đầu)
Stop => stopping ("p" là phụ âm cuối, trước đó là một nguyên âm "o", từ có một âm tiết => gấp đôi "p" khi thêm hậu tố "ing")
Stoop => stooping ( không gấp đôi "p" vì trước đó là hai nguyên âm "o").
Nguồn: vnexpress.net
Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Mẹo giúp bạn cải thiện khả năng tiếng Anh

Quá trình cải thiện khả năng Anh ngữ của một người là không giới hạn, dù bạn là người bản xứ vốn đã sành sõi tiếng Anh đi nữa. Có rất nhiều phương pháp giúp bạn cải thiện năng lực của mình. Trung tâm tiếng anh Newsky xin giới thiệu 5 mẹo hữu dụng cho những người học tiếng Anh. Những mẹo nhỏ này không những giúp bạn học tiếng Anh tốt hơn mà còn nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh của bạn trong đời sống.

1) Đọc sách, báo hoặc tạp chí được viết bằng tiếng Anh. Bạn có thể lựa chọn những bài viết ở mức độ phù hợp với khả năng của bạn, phương pháp này giúp bạn học từ mới rất nhanh và tạo hứng khởi. Phương pháp này cũng rất phù hợp đối với những người sử dụng tiếng Anh chuyên môn. Chỉ cần bỏ ra 15 phút mỗi ngày cho việc đọc báo, trình độ của bạn sẽ tăng rõ rệt.

2) Nghe nhạc, xem phim hoặc tra cứu tài liệu tiếng Anh về các lĩnh vực mới lạ cũng giúp bạn cải thiện khả năng của mình hơn. Phương pháp này hỗ trợ cả 2 kỹ năng nghe và lượng từ vựng của bạn. Ban đầu bạn có thể bật phần dịch (vietsub) khi xem, nhưng tốt nhất hãy tập nghe không có phần dịch.

3) Học ngữ pháp luôn là điều bắt buộc với bất cứ ngôn ngữ nào bạn muốn thông thạo. Hiểu rõ các cấu trúc ngữ pháp từ trong ra ngoài là cách tốt nhất để tiếp cận với tiếng Anh nâng cao. Bạn có thể luyện tập với những bài tập nghe và đọc - đến khi bạn hiểu rõ cách vận hành các cấu trúc và sử dụng chúng thành thạo trong giao tiếp.

4) Ghi lại những kinh nghiệm và bài học bạn rút ra được trong quá trình học. Bạn có thể xem đi xem lại chúng nhiều lần. Thường xuyên ôn lại kiến thức cũ là cách tốt nhất để nhớ từ vựng và những cấu trúc phức tạp của tiếng Anh.

5) Khi bạn cảm thấy mình đã được trang bị đầy đủ, hãy tự tin đến giao tiếp với các bạn bè bản xứ để kiểm tra khả năng của bản thân. Học tiếng Anh không dễ, nhưng nếu bạn kiên trì theo các phương pháp trên, bạn sẽ thành công.

(dịch từ http://www.5minuteenglish.com/)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

9 điều không nên làm khi học IELTS

dưới đây là bài chia sẽ của bạn Trương Hải Hà, trong kì thi tháng 12 vừa rồi bạn Hà được 9.0 IELTS, với điểm thành phần như sau :
Listening: 9.0;        Reading: 9.0;           Writing: 8.5;            Speaking: 8.5
 Đây là kinh nghiệm của Hải Hà muốn chia sẻ với các bạn trẻ đang cố gắng học tiếng Anh, với hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn tìm được cách học bớt nhàm chán, bớt cứng nhắc hơn.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
  1. Đừng học “Tiếng Anh Giao tiếp”
Hãy bắt đầu bằng cách dành thời gian và công sức để học thật chắc ngữ pháp và phát âm. Cái cây nào cũng thế, gốc rễ có sâu, có chắc thì cây mới mau lớn, cành lá mới sum suê được. Nếu bạn cố tình đi tắt với suy nghĩ “Chỉ cần giao tiếp được là đủ”, có thể bạn sẽ tiết kiệm được chút ít thời gian trong giai đoạn đầu. Nhưng khi học cao lên một chút thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vừa chậm tiến bộ, vừa khổ sở sửa cách phát âm trừng chữ cái, vất vả bù đắp từng mảng ngữ pháp hổng, vừa dễ bị Tây cười thầm là “tiếng Anh bồi”, “tiếng Anh rởm”.
  1. Đừng chỉ đọc ngôn tình
Hãy đọc thêm truyện tiếng Anh dành cho người trẻ (thể loại young adult). Các truyện này thường dùng ngôn ngữ đơn giản, xì tin, dễ thương, nội dung có mức độ sến sẩm tương đương ngôn tình. Trước khi đọc bạn có thể tra trước trên goodreads.com để xem reviews về truyện như nào, có hợp với gu của mình không. Khi đọc xong truyện có thể viết cảm nhận của mình rồi post lên đó, hoặc chụp cái hình cuốn sách cùng tách cafe post lên Instagram cho nó khí thế. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều nơi bán truyện young adult nguyên tác tiếng Anh với mức giá vừa phải như Tiki, nhasachphuongnam, giá từ 200k/cuốn. Riêng Bookworm còn có truyện cũ, giá khoảng 50-90k/cuốn, tha hồ cho bạn lựa chọn. Nếu muốn tiết kiệm hơn nữa thì bạn có thể download ebook trên mạng về đọc trên điện thoại, tablet, hay laptop, chỉ hơi đau mắt chút thôi.
  1. Đừng chỉ đọc kenh14
Hãy đọc cả các trang như boredpandadistractify (nếu bạn chán học, chán làm) hay allkpop.com (nếu bạn là fan Kpop). Thông tin trên các trang này nhìn chung đều mang tính lá cải, giải trí, không cần bạn phải tra trừ điển quá nhiều, đỡ buồn ngủ hơn đọc các kênh tin tức chính thống.
  1. Đừng chỉ xem youtuber Việt Nam
Hãy subscribe và xem cả các youtuber người Anh, Mỹ, Úc. Nếu bạn muốn xem hài, hãy subscribe Nigahiga, Kevjumba. Hướng dẫn trang điểm thì có Michelle Phanfrmheadtotoe, hướng dẫn dọn dẹp sắp xếp nhà cửa thì có homeorganizing, phim ngắn thì có wongfuproductions. Có vô vàn thứ để xem trên Youtube, hãy chọn cho mình những channel mà bạn thấy thú vị, như thế bạn sẽ không bị chán như nghe BBC news hay VOA special English. Nếu tốc độ nói quá nhanh và bạn không hiểu, hãy tìm các channels có phụ đề tiếng Anh để dễ theo dõi hơn.
  1. Đừng chỉ xem K-drama
Hãy dành thời gian xem phim bộ Anh, Mỹ như Friends hay How I met your mother. Hai bộ này có nội dung khá đời thường, ko nhiều từ vựng lạ, và cũng sẽ mang lại tiếng cười ngặt nghẽo (nếu bạn hiểu được) nữa. Nhớ xem phụ đề tiếng Anh và ghi lại những cách diễn đạt mà bạn thích để học theo nhé!
  1. Đừng chỉ nghe V-music
Hãy nghe cả Adele, Katy Perry, Rihanna và các ca sỹ Anh Mỹ khác. Bạn có thể nghe và tự chép lyrics, sau đó search lyrics trên mạng để điền vào những chỗ nghe sai hoặc không nghe được. Bạn cũng có thể tập hát theo và ghi âm lại, đối chiếu với bản gốc để xem bạn phát âm khác chỗ nào. Cách làm này thú vị hơn cách “gỡ băng” truyền thống vì chỉ nghe nhạc, hát hò thôi mà vẫn giỏi tiếng Anh lên đấy.
116698571-cassette-tape-pencil
  1. Đừng ngại “chém tiếng Anh”
Hãy chém thật nhiều, chém bất kỳ khi nào có thể, dù người khác có dè bỉu, chê bai là bạn “thích thể hiện”, “nói sai bét” đi chăng nữa. Nếu tìm được người đồng chí hướng để luyện cùng thì càng tốt, nếu không thì hãy bắt đầu bằng cách thì thầm dịch mọi thứ mà bạn nghe được sang tiếng Anh. Có thể là trong giờ Triết học, trong buổi họp tổng kết cuối năm hay khi vợ bạn đang cằn nhằn về sự bừa bộn của bạn. Đừng lo nếu bạn không thể dịch được hết, không kip hay không chính xác. Bản thân việc bạn đang chủ động diễn đạt bằng tiếng Anh cũng đã tuyệt vời rồi!
  1. Đừng dùng flash card để học từ
Hãy tận dụng các apps trên điện thoại hoặc tablet để học từ. Cách này vừa đỡ nhàm hơn flash card truyền thống vì thường thiết kế dưới dạng games, vừa đỡ tốn diện tích, thân thiện với môi trường hơn nữa! Cá nhân mình thường dùng Quizlet, đây là app thay thế flash card truyền thống rất tiện lợi, rảnh lúc nào lôi ra nghịch lúc đấy. Nghịch 1 hồi đã thấy thuộc được 5-10 từ rồi!
  1. Đừng bỏ cuộc
Học tiếng Anh hay bất kỳ cái gì khác cũng đều mất thời gian. Đừng kỳ vọng bản thân có thể “tiến bộ chóng mặt”, “một tấc đến giời”. Tốc độ “ngấm” của mỗi người là khác nhau, nhưng chắc chắn 1 điều là chỉ cần bạn đừng bỏ cuộc thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ giỏi lên thôi. Nếu bạn thử 1 cách và thấy nản, hãy tìm cách khác thú vị với mình hơn. Đừng ngụy biện là “mình không có môi trường” nhé, vì môi trường là do chính mình tạo ra thôi mà!
( sưu tầm )

Cách giải quyết các dạng đề nghe trong ielts ( p1 )


1.        Letter, numbers and numberal relationship
Trong bài thi nghe thường xuất hiện những câu yêu cầu thí sinh phải đánh vần và viết ra tên người hoặc địa danh. Điều này đòi hỏi thí sinh nắm vững 26 chữ cái và cà cách phát âm chính xác của chúng. Trong bài thi thường xuất hiện các thông tin có liên quan tới chữ số, ví dụ như số điện thoại, thời gian, ngày tháng v.v .., đòi hỏi thí sinh phải nắm được và ghi lại chính xác thông tin này với tốc độ nhanh nhất. Thông qua hình thức đối thoại, báo cáo thường ngày , các câu hỏi ở phần nay thường tập trung vào tên người, địa danh, chữ  số và thông tin liên quan đến chữ số.
Thí sinh khi nghe thấy tên người, địa danh hay chữ số phải lặp lại hoặc đọc thầm nhằm tăng thêm ấn tượng, giúp ích cho việc ghi nhớ chính xác các thông tin có liên quan.
2.       Form filling and table completion
Trog phần thi nghe ielts, dạng đề thi cơ bản thường gặp là điền vào bảng ( form filling) hoặc hòan thành bảng ( table completion ). Các đề thi dạng nay yêu cầu thí sinh điền thông tin vào trong bảng/mẫu dựa trên thông tin nghe được, để kiểm tra khả năng hiểu và tính chính xác  của nội dung nghe được.
Trước khi nghe thí sinh nên đọc kĩ một lượt các câu hỏi, , phải nhìn nhanh và nhìn dọc các thông tin đã cho và thông tin cần điền vào bảng, để xác định được mục tiêu trong đầu. Như vậy trong quá trình nghe mới tìm được thông tin cần thiết một cách có chủ đích, đồng thời nắm bắt  chính xác thông tin cần ghi chép và điền vào đúng cột.
3.       Description and location ( mô tả nhân vật và xác định vị trí),
Hai kĩ năng này là không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, hơn nữa còn liên quan mật thiết đến cuộc sống ở nước ngoài. Với các hình ảnh, bảng mô tả, biểu đồ v.v.. thông qua nội dung mô tả nhân vật hoặc sự chỉ dẫn về vị trí , phương hướng nghe được, giúp thí sinh chọn ra được người hoặc vị trí cần tìm.
Khi làm bài tập về hình ảnh, thí sinh nên chú ý những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật trong hình, để nâng cao tỉ lệ làm đúng. Khi làm bài về xác định vị trí, phải xem những thông tin đã có trong hình, như tên đường, địa danh. Như vậy , khi làm bài nghe, cho dù không nghe được chỉ dẫn, chỉ cần bạn  nhớ được địa danh như trong hình thì cũng có ích trong việc xác định vị trí.
trung tâm tiếng anh newsky

cách giải quyết các dạng bài tập IELTS READING ( p2 )

Summarizing (tóm tắt bài đọc)
 Loại đề này xuất hiện dưới  hình thức sumary của bài đọc. Đôi khi là một nội dung khái quát của cả bài đọc, đôi khi là nội dung khái quát của cả đoạn, có khi cho sẵn các lựa chọn để điền vào, có khi buộc thí sinh phải tự lựa chọn từ thích hợp trong nội dung chính.
Nếu một bài viết có đề summary nhất định phải đọc summary trước khi đọc nội dung chính và các phần khác  mặc dù summary  có một số ô trống, nhưng tính hoàn chỉnh của các thông tin vẫn trọn vẹn, bỏ ra một hai phút để đọc là có thể biết được nội dung chính và ý then chốt của bài này. Thứ tự tường thuật của summary thường đi chung với thứ tự tường thuật của cả bài viết. Summary có tính khái quát, tất nhiên sẽ bao gồm các điểm then chốt, tìm được các điểm tương ứng trong nội dung chính có thể tìm được từ chính xác.
Ngoài ra ngữ pháp cũng là một yếu tố quan trọng. Dựa vào ngữ pháp có thể phán đoán từ loại ( danh từ, động từ, tính từ ). Của phần lớn nội dung đã được lược bỏ. Nếu câu chỉ có chủ ngữ mà không có vị ngữ, thì ô trống này chắc chắn là động từ,  lúc này phải chú ý thì của động từ ( quá khứ, hiện tại v.v..), dạng thể ( dạng chủ động hay dang bị động ), số ( chủ ngữ là số ít hay số nhiều. Nếu là câu hoàn chỉnh, thì rất có thể đang cần một trạng từ điền vào
Trong phần hướng dẫn có thể sẽ ghi “ complete the summary using no more than three words taken from the passage”, khi đó bài làm không được điền 4 từ trở lên.
YES/NO/ NOT GIVEN
Yes/no/ not given là một dạng đề có tỉ lệ ra rất cao. Điều cần đặc biệt lưu ý là cho dù trong cùng một bài thi, loại đề này cũng có thể có 2 dạng : yes/no/not given và true/false/not given. Chỉ cần bất cẩn một chút là sẽ xem hai dạng đê này là một ( trên thực tế chỉ là hình thức thể hiện khác nhau của cùng một dạng đề). Nếu đề bài yêu cầu True/false/ not given mà thí sinh dùng yes/no/no given để trả lời thì sẽ không được tính điểm.
Khi đọc bài văn thí sinh cần lưu ý đến các điểm chủ chốt mà đề bài có thể ra ví dụ như các thông tin về thời gian địa điểm ,nguyên nhân, kết quả của một sự kiện nào đó và phải có sự liên kết giữa các thông tin được cho để giải quyết dạng đề này.
Scanning for answers (tìm đáp án nhanh )
Tìm kiếm thông tin mang tính sự thật cụ thể là một khả năng đọc cơ bản, cũng là một điểm kiểm tra quan trọng trong môn thi đọc IELTS. Môn thi đọc IELTS thông qua các dạng đề thi khác nhau để kiểm tra khả năng cơ  bản này của thí sinh, trong đó bao gồm đề hoàn thành câu, đề trả lời ngắn, điền ô trống, biểu đồ v.v..
So với việc nắm ý chính và phán đoán quan điểm tác giả, việc tìm kiếm những thông tin mang tính sự thật dễ hơn, trong tình huống thời gian cấp bách nên hoàn thành loại đề này trước tiên. Cách trình bày của loại đề này là lời diển giải  một thông tin nào đó trong bài đọc. Trước tiên thí sinh phải  đoán xem đáp án là nhân vật, thời gian nơi chốn hay chữ số, sau đó dựa vào các từ then chốt trong câu hỏi để tìm các từ hoặc cụm từ có nghĩa liên quan tới hoặc  gần giống trong bài đọc.
Các bước giải đề :
-          Đọc kỹ phần hướng dẫn và thí dụ mẫu.
-          Đọc đề bài và đánh dấu các phần then chốt  có thể là manh mối,  dựa vào kiến thức để phán đoán đáp án là tên, nơi chốn hay chữ số, đoán trước đáp án.

-          Đọc nhanh bài đọc, dựa vào các manh mối trong đề bài, dùng phương pháp scanning ( đọc lướt để tìm kiếm đáp án và đánh dấu ).


t

Phân biệt 'classic' và 'classical'

Classic classical là 2 tính từ có nguồn gốc từ danh từ class. Tuy nhiên, 2 từ này mang ý nghĩa biểu thị khác nhau trong tiếng Anh, dù đa số người nước ngoài học tiếng Anh có quan niệm sai lầm cho rằng 2 từ này là một. Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu cách phân biệt classic  classical trong bài viết dưới đây.

Classic:
- Dùng khi nói về một tác phẩm hoặc một vật mang tầm vóc to lớn, có ý nghĩa quan trọng, hoặc chất lượng hàng đầu (the truly classic piece of work).
- Một vật làm mẫu, thế hệ đầu tiên được tạo ra trong dòng sản phẩm đó.
- Có liên quan đến nghệ thuật và văn hóa Hy Lạp hoặc La Mã cổ.
- Khuôn mẫu mang phong cách phỏng theo văn hóa dân gian.

Classical:
- Dùng khi diễn tả tính chất lâu đời của một sự vật, hiện tượng (cổ điển).
- Diễn tả tính chất phổ biến trong thời gian dài của sự vật, sự việc trong văn hóa đại chúng
- Diễn tả các dòng nghệ thuật phổ biến ở thế kỷ 18-19 (nhạc Mozart, Beethoven) hoặc các dòng nhạc phổ biến trong đại chúng.

Khi nhắc đến classic, ta thường liên tưởng đến một thứ có chất lượng vượt bậc hoặc độc nhất, có giá trị cao trong một thời kỳ nào đó. Ngược lại với classical, ta liên tưởng đến một thứ tồn tại cách đây rất lâu nhưng lại rất phổ biến vào thời kỳ đó.

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).





những cụm từ cần tránh trong IELTS WRITTING

IELTS (viết tắt của The International English LanguageTesting System) là một kỳ thi tiếng Anh được tổ chức trên quy mô toàn cầu. Mỗi năm có khoảng có hơn 2 triệu thí sinh tham dự kỳ thi này tại hơn 1.000 trung tâm ở trên 140 quốc gia. IELTS được sở hữu và cấp bằng bởi 3 đối tác, bao gồm: The University of Cambridge ESOL Examinations, the British Council (Hội đồng Anh) và tổ chức giáo dục Australia IDP. Có hơn 9.000 tổ chức giáo dục, nhập cư và nhà tuyển dụng trên toàn thế giới chấp nhận chứng chỉ IELTS.
Tại Việt Nam xu hướng học và thi IELTS đang ngày càng phổ biến trong bối cảnh số lượng người muốn học tập và làm việc tại các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Australia hay New Zealand đang gia tăng nhanh chóng.
Thí sinh tham gia kỳ thi được kiểm tra trình độ tiếng Anh dựa trên 4 kỹ năng: Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading) và Viết (Writing). Vì mục đích của bài viết này, mình sẽ chỉ tập trung vào phần Writing.
nhung-cum-tu-can-tranh-trong-bai-thi-ielts-writing
Khi làm bài thi Writing, nhiều thí sinh có thói quen sử dụng các cụm từ chịu ảnh hưởng của lối tư duy bằng tiếng Việt, hoặc không thích hợp cho một bài viết. Theo kinh nghiệm của mình, những cụm từ sau đây không nên dùng:
1. Every coin has two sides/ Everything has two sides
Rất nhiều thí sinh lạm dụng hai mẫu câu trên để chỉ hai mặt của một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, chúng không phù hợp trong bài thi IELTS Writing. Mẫu câu thứ nhất là một thành ngữ và chỉ nên dùng trong văn nói trang trọng. Còn ví dụ thứ hai được coi là một "mẫu câu yếu". Hay nói cách khác, để đạt được điểm cao, người chấm thi sẽ kỳ vọng bạn đưa ra một mẫu câu học thuật hơn.
Cụm từ thay thế nên dùng: Advantages and Disadvantages/ Strengths and Limitations
2. Nowadays (mở đầu câu)
Có lẽ từ "Nowadays" (có nghĩa là "Ngày nay") không còn lạ lẫm với hầu hết những người học tiếng Anh. Tuy nhiên đây lại là từ không nên dùng trong văn viết của IELTS nói riêng và văn viết học thuật nói chung. Nghe thì có vẻ không có vấn đề gì trong tiếng Việt nhưng người chấm IELTS sẽ không thích từ này chút nào đâu nhé!
Cụm từ thay thế nên dùng: These days/ Today
3. A controversial issue
Cụm từ "A controversial issue" mang nghĩa là một vấn đề gây bức bối và tranh cãi trong xã hội. Chính vì thế nó không phù hợp với hầu hết các đề bài thảo luận trong IELTS Writing, mà cụ thể là Writing Task 2. Ví dụ, khi nói đến nước Anh nơi mình đang sinh sống, việc thay đổi chương trình học là một vấn đề nhẹ nhàng và vì thế không thể coi là "A controversial issue". Tuy nhiên khi nói đến vấn đề gây tranh cãi cao như nạo phá thai (abortion) thì việc áp dụng cụm từ này là hợp lý.
Nên dùng: A debatable issue (Một cụm từ an toàn trong phần lớn trường hợp)
nhung-cum-tu-can-tranh-trong-bai-thi-ielts-writing-1
4. So far so good
"So far so good" là một cụm từ rất phổ biến trên phim ảnh và trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên trong văn viết, việc sử dụng cụm từ này là không nên. Người chấm thi sẽ phải đặt một dấu hỏi lớn về trình độ từ vựng và ngữ pháp của bạn nếu "So far so good" là tất cả những gì bạn trình bày được trong bài IELTS Writing.
Nên dùng: A satisfactory situation
5. Since the dawn of time
Đây là cụm từ mà nhiều thí sinh IELTS đã sử dụng khi họ muốn miêu tả một thứ gì đó vĩnh cửu hay đã xảy ra từ rất lâu. Tuy nhiên một lần nữa, đây là câu tục ngữ thường được sử dụng trong văn nói và không nên được cho vào bài thi IELTS Writing.
Nên dùng: For thousands of years
6. All factors are equal
Trong kinh tế học, mẫu câu này được sử dụng khá thường xuyên. Tất nhiên nó không có gì sai về ngữ pháp, nhưng sẽ có những cách diễn đạt khác giúp bạn gây ấn tượng với người chấm thi hơn. Ngoài ra một lời khuyên hữu ích đó là từ "All" nên được sử dụng một cách hạn chế trong bài Writing.
Nên dùng: There is little difference
7. In a nutshell
Đây là một thành ngữ khác trong tiếng Anh và nhiều thí sinh IELTS Writing viết để mở đầu phần kết bài của họ. Tuy nhiên người chấm thi sẽ không bị ngạc nhiên bởi trình độ tiếng Anh của bạn đâu mà những gì bài viết của bạn nhận được sẽ là cái lắc đầu từ họ. Hãy nhớ cụm từ này chỉ được sử dụng nhiều trong văn nói của tiếng Anh.
Nên dùng: In conclusion (Đơn giản, dễ hiểu và luôn luôn chính xác)
nhung-cum-tu-can-tranh-trong-bai-thi-ielts-writing-2
8. To be honest
Mình đã từng được nghe chia sẻ từ một người chấm thi IELTS tại Việt Nam. Ông cho hay đã có một lần ông phỏng vấn một thí sinh IELTS người Việt và cứ mỗi lần ông đưa ra câu hỏi, anh chàng này lại mở đầu câu trả lời bằng cụm từ "To be honest". "To be honest" (có thể hiểu là "Thật thà mà nói") là một cụm từ xuất hiện thường xuyên trên phim ảnh nhưng là một mẫu câu tuyệt đối nên tránh trong cả phần viết và nói của bài thi IELTS.
Nên dùng: In my opinion/ In my view
9. A growing concern
Mẫu câu trên được nhiều thí sinh lựa chọn khi muốn miêu tả một vấn đề gì đó mà đang thu hút được sự chú ý ngày càng lớn. Bản thân mình là người Việt và mình không thấy vấn đề gì với cụm từ này cả, nhưng rất tiếc là người nước ngoài và người chấm thi IELTS lại không thích nó. Mình đã từng hỏi một người bản địa lý do tại sao, và họ trả lời rằng đây không phải là cách diễn đạt tự nhiên trong tiếng Anh.
Nên dùng: An increasing problem
10. It can be clearly seen
Một chút nhắc nhở dành cho những độc giả đang ôn tập Writing Task 1. Khi miêu tả nội dung, xu hướng trên một biểu đồ, chúng ta không nên mở đầu câu bằng mẫu câu "It can be clearly seen that..." (Có thể dễ dàng thấy rằng...) bởi lẽ đây là một cách diễn đạt yếu và không được tự nhiên.
Nên dùng: The diagram shows... (Hãy đơn giản trong Task 1)
nhung-cum-tu-can-tranh-trong-bai-thi-ielts-writing-3
11. UK/ USA
Trong văn nói hàng ngày, hoặc thậm chí trên nhiều báo nước ngoài nổi tiếng, đôi khi bạn sẽ thấy họ sử dụng từ UK hoặc USA, ví dụ như "UK Prime Minister". Tuy nhiên trong các bài viết học thuật thì nói một cách nghiêm khắc, viết như vậy là không chính xác.
Nên dùng: The UK/ The US/ The USA
12. Phân biệt: Economy, Economic và Economics
- Economy: Chỉ một nền kinh tế, như trong cụm từ "the Chinese Economy"
- Economic: Tính tiết kiệm, tính sinh lời hoặc các vấn đề thuộc về kinh tế, như trong cụm từ "an Economic Downturn" (Sự đi xuống về kinh tế)
- Economics: Môn kinh tế học, ví dụ trong cụm "an Economics Exam", hoặc "an Economics Teacher". Tuyệt đối chúng ta không gọi giáo viên dạy kinh tế học là "An Economic Teacher" nhé.
13. Phân biệt: Protect và Defend
Hai từ trên dịch sang tiếng Việt đều có nghĩa là bảo vệ và không phải người học tiếng Anh nào cũng có thể phân biệt được cách sử dụng của 2 từ này. Nói một cách thoáng thì người chấm thi sẽ không quá khắt khe trong việc đánh giá 2 từ "Protect" và "Defend", nhưng dù sao chúng ta vẫn nên biết sự khác nhau giữa chúng.
- Protect: Bảo vệ, chở che ai đó, vật gì đó khỏi nguy cơ bị tổn thương hay bị nguy hại, ví dụ như " Protect my girlfriend".
- Defend: Bảo vệ ai đó, vật gì đó khi nó đang bị tấn công về mặt thể xác hoặc tâm hồn, ví dụ "Defend my idea".
Về cơ bản, việc sử dụng 3 từ Protect, Defend và Guard là không quá khác biệt. Tuy nhiên trong trường hợp bảo vệ quan điểm cá nhân thì các bạn tuyệt đối không nên dùng "Protect my idea" nhé!
14. Một số lưu ý khác trong việc sử dụng đơn vị và số
- Khi có số cụ thể đứng trước, thì các từ Million, Billion, Thousand không thêm "s". Ví dụ, "10 million km" chứ không phải "10 millions km".
- Khi không có số cụ thể đứng trước, thì các từ Million, Billion, Thousand có thể thêm "s", ví dụ Millions of Dollars, Thousand of Years.
- Từ percentage và percent (phần trăm) không có dạng số nhiều, tức là chúng ta không thêm "s" đằng sau chúng.
- Khi viết đơn vị tiền tệ, 10 US dollars là cách viết chuẩn xác. Tuy nhiên 10$ là cách viết hoàn toàn sai nhé các bạn vì cách viết đúng ngữ pháp là $10. 
Đừng quên comment phía dưới để chia sẻ những cụm từ, mẫu câu khác mà bạn biết nhé!
(nguồn Vnexpress)
IELTS (viết tắt của The International English LanguageTesting System) là một kỳ thi tiếng Anh được tổ chức trên quy mô toàn cầu. Mỗi năm có khoảng có hơn 2 triệu thí sinh tham dự kỳ thi này tại hơn 1.000 trung tâm ở trên 140 quốc gia. IELTS được sở hữu và cấp bằng bởi 3 đối tác, bao gồm: The University of Cambridge ESOL Examinations, the British Council (Hội đồng Anh) và tổ chức giáo dục Australia IDP. Có hơn 9.000 tổ chức giáo dục, nhập cư và nhà tuyển dụng trên toàn thế giới chấp nhận chứng chỉ IELTS.
Tại Việt Nam xu hướng học và thi IELTS đang ngày càng phổ biến trong bối cảnh số lượng người muốn học tập và làm việc tại các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Australia hay New Zealand đang gia tăng nhanh chóng.
Thí sinh tham gia kỳ thi được kiểm tra trình độ tiếng Anh dựa trên 4 kỹ năng: Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading) và Viết (Writing). Vì mục đích của bài viết này, mình sẽ chỉ tập trung vào phần Writing.
nhung-cum-tu-can-tranh-trong-bai-thi-ielts-writing
Khi làm bài thi Writing, nhiều thí sinh có thói quen sử dụng các cụm từ chịu ảnh hưởng của lối tư duy bằng tiếng Việt, hoặc không thích hợp cho một bài viết. Theo kinh nghiệm của mình, những cụm từ sau đây không nên dùng:
1. Every coin has two sides/ Everything has two sides
Rất nhiều thí sinh lạm dụng hai mẫu câu trên để chỉ hai mặt của một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, chúng không phù hợp trong bài thi IELTS Writing. Mẫu câu thứ nhất là một thành ngữ và chỉ nên dùng trong văn nói trang trọng. Còn ví dụ thứ hai được coi là một "mẫu câu yếu". Hay nói cách khác, để đạt được điểm cao, người chấm thi sẽ kỳ vọng bạn đưa ra một mẫu câu học thuật hơn.
Cụm từ thay thế nên dùng: Advantages and Disadvantages/ Strengths and Limitations
2. Nowadays (mở đầu câu)
Có lẽ từ "Nowadays" (có nghĩa là "Ngày nay") không còn lạ lẫm với hầu hết những người học tiếng Anh. Tuy nhiên đây lại là từ không nên dùng trong văn viết của IELTS nói riêng và văn viết học thuật nói chung. Nghe thì có vẻ không có vấn đề gì trong tiếng Việt nhưng người chấm IELTS sẽ không thích từ này chút nào đâu nhé!
Cụm từ thay thế nên dùng: These days/ Today
3. A controversial issue
Cụm từ "A controversial issue" mang nghĩa là một vấn đề gây bức bối và tranh cãi trong xã hội. Chính vì thế nó không phù hợp với hầu hết các đề bài thảo luận trong IELTS Writing, mà cụ thể là Writing Task 2. Ví dụ, khi nói đến nước Anh nơi mình đang sinh sống, việc thay đổi chương trình học là một vấn đề nhẹ nhàng và vì thế không thể coi là "A controversial issue". Tuy nhiên khi nói đến vấn đề gây tranh cãi cao như nạo phá thai (abortion) thì việc áp dụng cụm từ này là hợp lý.
Nên dùng: A debatable issue (Một cụm từ an toàn trong phần lớn trường hợp)
nhung-cum-tu-can-tranh-trong-bai-thi-ielts-writing-1
4. So far so good
"So far so good" là một cụm từ rất phổ biến trên phim ảnh và trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên trong văn viết, việc sử dụng cụm từ này là không nên. Người chấm thi sẽ phải đặt một dấu hỏi lớn về trình độ từ vựng và ngữ pháp của bạn nếu "So far so good" là tất cả những gì bạn trình bày được trong bài IELTS Writing.
Nên dùng: A satisfactory situation
5. Since the dawn of time
Đây là cụm từ mà nhiều thí sinh IELTS đã sử dụng khi họ muốn miêu tả một thứ gì đó vĩnh cửu hay đã xảy ra từ rất lâu. Tuy nhiên một lần nữa, đây là câu tục ngữ thường được sử dụng trong văn nói và không nên được cho vào bài thi IELTS Writing.
Nên dùng: For thousands of years
6. All factors are equal
Trong kinh tế học, mẫu câu này được sử dụng khá thường xuyên. Tất nhiên nó không có gì sai về ngữ pháp, nhưng sẽ có những cách diễn đạt khác giúp bạn gây ấn tượng với người chấm thi hơn. Ngoài ra một lời khuyên hữu ích đó là từ "All" nên được sử dụng một cách hạn chế trong bài Writing.
Nên dùng: There is little difference
7. In a nutshell
Đây là một thành ngữ khác trong tiếng Anh và nhiều thí sinh IELTS Writing viết để mở đầu phần kết bài của họ. Tuy nhiên người chấm thi sẽ không bị ngạc nhiên bởi trình độ tiếng Anh của bạn đâu mà những gì bài viết của bạn nhận được sẽ là cái lắc đầu từ họ. Hãy nhớ cụm từ này chỉ được sử dụng nhiều trong văn nói của tiếng Anh.
Nên dùng: In conclusion (Đơn giản, dễ hiểu và luôn luôn chính xác)
nhung-cum-tu-can-tranh-trong-bai-thi-ielts-writing-2
8. To be honest
Mình đã từng được nghe chia sẻ từ một người chấm thi IELTS tại Việt Nam. Ông cho hay đã có một lần ông phỏng vấn một thí sinh IELTS người Việt và cứ mỗi lần ông đưa ra câu hỏi, anh chàng này lại mở đầu câu trả lời bằng cụm từ "To be honest". "To be honest" (có thể hiểu là "Thật thà mà nói") là một cụm từ xuất hiện thường xuyên trên phim ảnh nhưng là một mẫu câu tuyệt đối nên tránh trong cả phần viết và nói của bài thi IELTS.
Nên dùng: In my opinion/ In my view
9. A growing concern
Mẫu câu trên được nhiều thí sinh lựa chọn khi muốn miêu tả một vấn đề gì đó mà đang thu hút được sự chú ý ngày càng lớn. Bản thân mình là người Việt và mình không thấy vấn đề gì với cụm từ này cả, nhưng rất tiếc là người nước ngoài và người chấm thi IELTS lại không thích nó. Mình đã từng hỏi một người bản địa lý do tại sao, và họ trả lời rằng đây không phải là cách diễn đạt tự nhiên trong tiếng Anh.
Nên dùng: An increasing problem
10. It can be clearly seen
Một chút nhắc nhở dành cho những độc giả đang ôn tập Writing Task 1. Khi miêu tả nội dung, xu hướng trên một biểu đồ, chúng ta không nên mở đầu câu bằng mẫu câu "It can be clearly seen that..." (Có thể dễ dàng thấy rằng...) bởi lẽ đây là một cách diễn đạt yếu và không được tự nhiên.
Nên dùng: The diagram shows... (Hãy đơn giản trong Task 1)
nhung-cum-tu-can-tranh-trong-bai-thi-ielts-writing-3
11. UK/ USA
Trong văn nói hàng ngày, hoặc thậm chí trên nhiều báo nước ngoài nổi tiếng, đôi khi bạn sẽ thấy họ sử dụng từ UK hoặc USA, ví dụ như "UK Prime Minister". Tuy nhiên trong các bài viết học thuật thì nói một cách nghiêm khắc, viết như vậy là không chính xác.
Nên dùng: The UK/ The US/ The USA
12. Phân biệt: Economy, Economic và Economics
- Economy: Chỉ một nền kinh tế, như trong cụm từ "the Chinese Economy"
- Economic: Tính tiết kiệm, tính sinh lời hoặc các vấn đề thuộc về kinh tế, như trong cụm từ "an Economic Downturn" (Sự đi xuống về kinh tế)
- Economics: Môn kinh tế học, ví dụ trong cụm "an Economics Exam", hoặc "an Economics Teacher". Tuyệt đối chúng ta không gọi giáo viên dạy kinh tế học là "An Economic Teacher" nhé.
13. Phân biệt: Protect và Defend
Hai từ trên dịch sang tiếng Việt đều có nghĩa là bảo vệ và không phải người học tiếng Anh nào cũng có thể phân biệt được cách sử dụng của 2 từ này. Nói một cách thoáng thì người chấm thi sẽ không quá khắt khe trong việc đánh giá 2 từ "Protect" và "Defend", nhưng dù sao chúng ta vẫn nên biết sự khác nhau giữa chúng.
- Protect: Bảo vệ, chở che ai đó, vật gì đó khỏi nguy cơ bị tổn thương hay bị nguy hại, ví dụ như " Protect my girlfriend".
- Defend: Bảo vệ ai đó, vật gì đó khi nó đang bị tấn công về mặt thể xác hoặc tâm hồn, ví dụ "Defend my idea".
Về cơ bản, việc sử dụng 3 từ Protect, Defend và Guard là không quá khác biệt. Tuy nhiên trong trường hợp bảo vệ quan điểm cá nhân thì các bạn tuyệt đối không nên dùng "Protect my idea" nhé!
14. Một số lưu ý khác trong việc sử dụng đơn vị và số
- Khi có số cụ thể đứng trước, thì các từ Million, Billion, Thousand không thêm "s". Ví dụ, "10 million km" chứ không phải "10 millions km".
- Khi không có số cụ thể đứng trước, thì các từ Million, Billion, Thousand có thể thêm "s", ví dụ Millions of Dollars, Thousand of Years.
- Từ percentage và percent (phần trăm) không có dạng số nhiều, tức là chúng ta không thêm "s" đằng sau chúng.
- Khi viết đơn vị tiền tệ, 10 US dollars là cách viết chuẩn xác. Tuy nhiên 10$ là cách viết hoàn toàn sai nhé các bạn vì cách viết đúng ngữ pháp là $10. 
Đừng quên comment phía dưới để chia sẻ những cụm từ, mẫu câu khác mà bạn biết nhé