Những bẫy thường gặp trong bài thi TOEIC Listening

Trung tâm tiếng Anh Newsky xin lưu ý đến các bạn học viên những bẫy thường bắt gặp trong phần thi TOEIC Listening và cách để phòng tránh:

Phần 1(Pictures) 
Gồm 10 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó. Phần này được coi là dễ nhất trong bài thi nghe vì câu miêu tả ngắn và dễ nghe. Tuy nhiên, bạn đừng coi thường nó vì nó thường cố tình gây nhầm lẫn ở một điểm nào đó. Ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau và có một câu đại thể như “They are having a meeting” hoặc “they are discussing a problem” nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một hướng và chẳng có vẻ họp hành gì cả. Cuối cùng nó cho một câu “Three of them are wearing glasses” và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo. Vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh …. Rõ ràng là rất dễ gây nhầm lẫn. Đây là một bẫy vô cùng phổ biến trong đề thi tranh. Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức tranh và rất nhanh hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng chi tiết nhỏ trên bức tranh, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.

Phần 2(Question-response) 
Gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả lời. Bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó . Phần này được cho là có nhiều bẫy nhất, nhưng cũng là phần dễ ăn điểm nhất trong đề thi. Mặc dù có nhiều bẫy nhưng các bẫy ở đây cũng rất dễ nhận biết.. Phần này khó hơn phần bức tranh một chút, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh. Ví dụ như:

Q:When did your flight take off?
A:

- I fired it yesterday.
- It was flying in the air three days ago.
- It took off at 3.00 last Sunday.

Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ “fired” và “flying” vì nó nghe “giông giống” với “flight” ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên quan vì “take” bị chia thành quá khứ đơn “took” lại còn có thời điểm 3.00 nữa chứ nghe loằng ngoằng thế chắc không phải. Vậy nên bạn chọn vào câu 1 hoặc 2 , đương nhiên là đáp án sai. Trong phần 2, bẫy “similar sounds” được sử dụng “hết công suất”. Để tránh bẫy này, các bạn cần hết sức chú ý đến các âm đồng âm, khác nghĩa, hoặc những âm có cách phát âm na ná giống nhau bởi khả năng sai ở các câu này tương đối lớn. Thêm nữa, hãy chú ý rằng trong phần 2, nếu trong câu hỏi và câu trả lời có các từ giống nhau được lặp lại, thì khả năng đáp án đó sai là rất lớn. Bạn cần tập trung để có cơ sở xác định đáp án đó là sai.

Phần 3(Short conversations)
Gồm 30 câu nghe đoạn hội thoại sau đó trả lời câu hỏi, phần này lại “khoai” hơn hai phần trước một chút. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì thực tế chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic nữa. Chẳng hạn như trong đoạn hội thoại nói sau:

“…….
A: When will the meeting be taken place?
B: It was planned to be on Friday, but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday next week.
A: When will Mr John arrive?
B: He said to me that he will arrive on Sunday.
…..”

Và câu hỏi đặt ra cho bạn là:
“When will Mr John have a meeting?”

A. On Friday
B. On Monday
C. On Sunday
D. Next week

Vậy nếu bạn nghe không rõ cái chỗ “but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday” thì sẽ bị nhầm lẫn hết cả. Rõ ràng, bạn nghe thấy có hết cả các ngày trong đoạn hội thoại nhưng không biết ngày nào mới chính xác. Bạn phải tư duy một chút và chú ý lắng nghe mới trả lời chính xác được thời điểm đúng. Chú ý trong phần 3 này, thứ tự các câu hỏi có thể bị xáo trộn một chút so với nội dung của đoạn hội thoại, chẳng hạn như đáp án của câu hỏi 1 ở đoạn giữa, nhưng đáp án của câu hỏi 2 lại ở đoạn đầu của đoạn hội thoại. Nếu bạn không chú ý ở điểm này, bạn rất dễ đưa ra đáp án sai hoặc bỏ qua chi tiết đưa ra đáp án đúng.

Phần 4(Short talks)
Gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tập trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

16 động từ thông dụng trong tiếng Anh - Phần 2

Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu 16 động từ phổ biến trong tiếng Anh mà bạn sẽ thường xuyên gặp hoặc sử dụng:
6. To get: dùng để diễn tả bạn có một thứ gì đó hoặc một thông tin hay kiến thức mới. Ví dụ: "I get a car" (Tôi có một chiếc ôtô).

7. To make: nghĩa là tạo ra một thứ gì đó hoặc buộc một ai làm cái gì. Loại động từ này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, khi bạn nói về việc kiếm tiền, bạn có thể sử dụng câu "He makes a lot of money" (Anh ấy kiếm được nhiều tiền). Khi nói về việc "biến" cái này thành cái khác, bạn có thể nói "You can make butter from milk" (Bạn có thể làm bơ từ sữa)...

8. To know: động từ này mang nghĩa chỉ về việc bạn biết hoặc nhận thức được điều gì đó, quen biết với ai hoặc biết chắc về sự việc. Ví dụ: "I just know that Paris is the capital of France" (Tôi biết rằng Paris là thủ đô của Pháp).

9. To take: nghĩa là kiếm được, mang, nhận, dẫn... Động từ này có khá nhiều nghĩa. Bạn còn có thể dùng để diễn tả việc mình mất thời gian làm một việc. Ví dụ: "Will it take you a week to learn this word or a day? (Bạn sẽ mất một tuần hay một ngày để học từ này?).

10. To see: dùng để nói về sự vật, sự việc bạn nhìn thấy hoặc mô tả việc bạn gặp một ai. Ví dụ: "I saw my friend last night" (Tôi đã gặp bạn của tôi tối qua).

11. To look: sử dụng khi bạn có một mục đích nào đó. Ví dụ: "Look closely at this tree. Do you know what kind it is?" (Hãy nhìn thật kỹ vào cái cây này. Bạn có biết nó là cây gì không?). Bạn cũng có thể sử dụng động từ này để mô tả sự xuất hiện của nhân vật. Ví dụ: "You look happy today" (Hôm nay trông bạn thật vui vẻ) hoặc dùng để khen ngợi hay thể hiện sự ngưỡng mộ như "I look up to her" (Tôi luôn kính trọng cô ấy) .

12. To come: nghĩa là tới hoặc xảy ra. Từ "come" và "go" đều chỉ về sự di chuyển nhưng theo những hướng khác nhau. "To come" là hướng về, còn "to go" là rời khỏi. Ví dụ: " I go to work in the morning, I come home at night (Tôi đi làm vào buổi sáng, tôi trở về nhà vào ban đêm).

13. To think: sử dụng khi bạn đang muốn nêu ý kiến, một sự việc không có thật. Động từ này còn sử dụng khi bạn đề cập tới một điều không chắc chắn hoặc muốn đề nghị một việc gì đó. Ví dụ: "I think it will rain" (Tôi nghĩ trời sẽ mưa) hoặc "I thought we might go swimming later" (Tôi nghĩ chúng ta có thể đi bơi sau đó).

14. To want: động từ này mô tả mong muốn của một người. Bạn có thể muốn những thứ thuộc về vật chất như tiền bạc, công việc tốt; những thứ liên quan tới tình cảm như tình yêu... Bạn cũng có thể chỉ đơn giản là muốn nói chuyện, chia sẻ với ai đó về một vấn đề. Ví dụ: "I want to eat cake" (Tôi muốn ăn bánh ngọt).

15. To give: có nghĩa là cho, di chuyển, dọn, dời... Bạn có thể tặng quà (give gifts), gửi lời nhắn tới ai đó (give your word to someone) hoặc gọi điện thoại cho bạn bè (give someone a call on your phone). Bạn cũng có thể sử dụng động từ này khi muốn chuyển một vật từ nơi này sang nơi khác.

16. To use: từ "use" có nhiều cách để sử dụng. Bạn có thể dùng "use" để nhớ về một điều gì đó. Ví dụ: "I used to have red hair but then I dyed it black" (Tôi từng có mái tóc màu đỏ nhưng giờ tôi đã nhuộm lại màu đen).

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

16 động từ thông dụng trong tiếng Anh - Phần 1

Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu 16 động từ phổ biến trong tiếng Anh mà bạn sẽ thường xuyên gặp hoặc sử dụng:

1. To be: được sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Anh, dùng để nói về những điều xảy ra, tồn tại, đề cập đến bản thân hoặc người khác.

2. To have: mang nghĩa là có, nắm giữ, trải qua, cần phải làm một điều gì đó. Cách sử dụng tốt nhất là coi "have" như một trợ động từ để nói về một điều đã xảy ra và bây giờ đã kết thúc. Ví dụ: bạn có thể nói "I have eaten here" (Tôi từng tới đây ăn) hoặc "I had been reading when he visited yesterday" (Tôi đang đọc sách khi anh ấy tới ngày hôm qua) để nói rằng việc đọc sách của bạn bị gián đoạn bởi một người khác.

3. To do: mang nghĩa thực hiện một hành động, chỉ việc đạt được cái gì đó hay đơn giản là hành động nói chung. Từ "to do" thường được sử dụng trong tình huống khi các cặp vợ chồng nói "I do" (Tôi đồng ý) hay nhằm để động viên "You can do it" (Bạn có thể làm được điều đó). Ngoài ra, bạn sẽ sử dụng động từ này thường xuyên khi đặt câu hỏi và chúng hay đứng ở đầu câu như "Do you know English" (Bạn có biết tiếng Anh không?) hay "Did you feed the fish?" (Bạn đã cho cá ăn chưa?).

4. To say: được sử dụng để diễn đạt ý kiến của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc hiểu cách sử dụng động từ "say", "speak" và "tell", bạn hãy nhớ cách phân biệt dưới đây:

- Dùng "say" khi bạn trích dẫn hoặc nhắc lại câu nói của một ai đó. Ví dụ: "She said she's coming to the part" (Cô ấy nói rằng cô ấy đang tới bữa tiệc).
- Dùng "tell" khi bạn đang nói với một ai đó. Ví dụ: "I told you that wouldn't work". (Tôi đã bảo với bạn là sẽ không làm việc).
- Dùng "speak" hoặc "talk" khi bạn đang phát biểu hoặc trong một cuộc trò chuyện quan trọng. Ví dụ: "I spoke with the professor" (Tôi đã nói chuyện với các giáo sư).

5. To go: được sử dụng trong trường hợp diễn tả việc bạn đang đi đâu đó, đang phàn nàn về một vấn đề cụ thể... Ví dụ: "I go to school everyday" (Tôi đi học hằng ngày).

(còn tiếp)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

12 từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh

Grammar.net đã liệt kê ra 12 từ những người học tiếng Anh trên thế giới thường hiểu sai nghĩa, bao gồm các lỗi sai điển hình: nhầm dạng từ ("alternate" với "alternative".), hiểu theo nghĩa của từ khác có cách viết tương tự ("proscribe" với "proscribe") hay chưa phân biệt được cách dùng của từ ("less" với "few").

"Historical" /hɪˈstɒrɪk(ə)l/ và "historic" /hɪˈstɒrɪk/:
"Historical" có nghĩa "related to the study of things from the past" - thuộc về lịch sử.
"Historic" có nghĩa "important or likely to be important in history" - mang tính lịch sử, quan trọng.

"Novel" /ˈnɑː.vəl/ thường bị hiểu nhầm là "bất kỳ cuốn sách nào" trong khi danh từ này có nghĩa "a ​long ​printed ​story about ​imaginary ​characters and ​events" - tiểu thuyết, sách viết về một câu chuyện dài với nhân vật, tình tiết tưởng tượng.

"Less" /les/có nghĩa "ít hơn", dùng cho danh từ không đếm được. "Less" thường bị nhầm với "fewer" trong khi từ này dùng cho danh từ đếm được.

"Continual" /kənˈtɪnjʊəl/ có nghĩa "tiếp diễn", thường bị hiểu nhầm chỉ sự việc gì đó xảy ra liên tục không ngừng nghỉ, gián đoạn. Tuy nhiên, tính từ này được định nghĩa "happening ​repeatedly, usually in an ​annoying or not ​convenient way" - diễn ra lặp đi lặp lại, thường theo cách khó chịu với người khác, không cần thiết phải liên tục.
Ví dụ: I've had continual ​problems with this ​car ​ever since I ​bought it. (Tôi liên tiếp gặp phải các rắc rối kể từ khi mua chiếc xe này)

"Infamous" /ˈɪn.fə.məs/ dễ bị hiểu nhầm với "famous" - nổi tiếng. Tuy nhiên, tính từ này được định nghĩa "well known for some bad quality or deed" - tai tiếng, nổi tiếng với điều gì đó xấu.

"Systematic" và "systemic":
"Systematic" /ˌsɪs.təˈmæt̬.ɪk/ có nghĩa "có hệ thống, có phương pháp" trong khi "systemic" là một thuật ngữ sinh học, được định nghĩa "a systemic ​drug, ​disease, or ​poison ​reaches and has an ​effect on the ​whole of a ​body or a ​plant and not just one ​part of it" - ngấm, tác động lên cả cơ thể, mọi bộ phận, có tính toàn thể.

"Proscribe" là động từ có nghĩa "trục xuất, đày ải", liên quan đến hoạt động của chính quyền, các nhà quản lý.
"Prescribe" prɪˈskraɪb/ có nghĩa "ra lệnh cho ai đó làm gì, kê đơn thuốc". 

"Penultimate" /pɪˈnʌltɪmət/ có nghĩa "áp chót, gần cuối cùng".

"Precocious" /prɪˈkəʊʃəs/ thường bị hiểu nhầm sang nghĩa của"cautious". "Precocious" có nghĩa "phát triển, trưởng thành, lớn trước tuổi" (thường về tinh thần) còn "cautious" có nghĩa "thận trọng".

"Alternate" /ˈɒltəneɪt/ là động từ, thường bị dùng nhầm với tính từ của nó "alternative". Động từ này có nghĩa "thay đổi luân phiên, xen kẽ".

"Moot" là động từ, được định nghĩa "raise (a question or topic) for discussion; suggest (an idea or possibility" - đưa ra (một câu hỏi), đề nghị (giải pháp).

"Nauseous" /ˈnɔːsɪəs/ là tính từ, có nghĩa "gây ra cảm giác buồn nôn, tanh tưởi".
"Nauseated" cùng có nghĩa như trên, nhưng là ngoại động từ, luôn đi kèm tân ngữ.

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

5 lỗi sai phổ biến khi viết câu so sánh

Là một trong những cách diễn đạt cơ bản, câu so sánh xuất hiện trong cả nói và viết. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, người dùng có thể mắc phải 5 lỗi sai dưới đây.

Nhầm lẫn câu so sánh hơn và so sánh nhất

Nguyên tắc: Dùng so sánh hơn giữa hai người, vật thể hay sự việc; so sánh nhất khi có ba chủ thể trở lên. Ví dụ:

- Marvin is wiser than Tom, but Tom is kinder. (Marvin thông minh hơn Tom, nhưng Tom lại tốt bụng hơn)

- Solomon was the wisest man of all. (Solomon là người thông thái nhất)

Sử dụng so sánh hai lần trong một câu

Nguyên tắc: Để viết một câu so sánh hơn hoặc so sánh nhất, bạn chỉ áp dụng một trong hai kiểu cấu trúc: thêm hậu tố "er/est" cho trạng từ, tính từ ngắn hoặc thêm từ "more/most" trước trạng từ, tính từ dài. Tuy nhiên, nhiều người lồng cả hai cấu trúc này vào một câu, chẳng hạn:

- Sai: That was my most happiest moment.

- Đúng: That was my happiest moment. (Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của tôi)

So sánh khập khiễng

Nguyên tắc: so sánh hai chủ thể cùng loại. Ví dụ:

- Sai: This coffee is better than the shop on Main Street.

- Đúng: This coffee is better than the coffee in the shop on 43 Street. (Cà phê ở đây ngon hơn cà phê ở quán trên đường 43)

Thiếu "other", "else"

Nguyên tắc: Khi so sánh một cá thể, sự việc với phần còn lại của một tập thể, nhóm, cần sử dụng "other", "else" để thể hiện điều này. Ví dụ:

- Sai: Greg was more trustworthy than any student in class.

- Đúng: Greg was more trustworthy than any other student in class. (Greg đáng tin hơn bất kỳ học sinh nào trong lớp)

Nhầm lẫn giữa "less" và "fewer"

Nguyên tắc: Hai từ trên đều có nghĩa "ít hơn". Tuy nhiên, "less" dùng cho danh từ không đếm được, "fewer" dùng cho danh từ đếm được. Ví dụ:

- Aunt Martha has less patience than uncle Henry. (Cô Martha ít kiên nhẫn hơn chú Henry - "patience" là danh từ không đếm được)

- Aunt Martha has fewer jokes than uncle Henry. (Cô Martha có ít truyện cười hơn chú Henry)

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Vì sao nhiều người Việt “sợ” nói tiếng Anh



Trong bất kỳ lớp học Speaking nào tôi từng theo học, khi làm quen với các bạn trong lớp, câu tôi được nghe nhiều nhất là: “Tớ sợ Nói lắm” và “Không biết làm thế nào để “bật” ra được”. Đâu là nguyên nhân cho tình trạng này?

Tôi có đọc được một bài phân tích của một doanh nhân người Việt đã làm việc bằng tiếng Anh 24 năm chia sẻ quan điểm về gốc rễ cho nỗi sợ hãi mang tên “nói tiếng Anh” của người Việt. Các bạn hãy cùng đọc và đưa ra nhận định của mình nhé!

Định kiến chết người khi học tiếng Anh
Trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã nói: “cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai trên thế giới”, “trò phát âm chuẩn, cô chê” và thế là có hàng loạt trao đổi liên quan đến việc dạy tiếng Anh, đặc biệt là phát âm, được chia sẻ.

Theo tôi chuyện học và dạy tiếng Anh của người Việt “không giống ai” vì chúng ta đang tồn tại một số định kiến rất sai lầm.

Định kiến lớn nhất đó là “cần phải phát âm chuẩn”. Đã bao năm nay, cả nền giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam bị ám ảnh mê muội bởi cái chuẩn là chúng ta phải phát âm theo giọng Anh hoặc Mỹ. Chúng ta tự hào khi con mình nói giọng Anh – Mỹ và khoái trá chê con người khác; tán đồng khi con “cười sằng sặc” nói thầy cô phát âm không ”chuẩn”. Ám ảnh phải nói “chuẩn” đã gây ra không biết bao tốn kém.

Bạn đâu cần phải phát âm chuẩn giọng “Anh – Mỹ” thì mới làm được việc. Tại Mỹ hàng năm có hàng trăm nghìn người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới, những nước mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, như Italy, Hà Lan, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Có hàng nghìn giáo sư, bác sĩ, luật gia xuất chúng, những nhà khoa học được giải Nobel, họ đều nói giọng không “chuẩn”. Bạn đã đến Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới chưa? Bạn đã nghe hàng trăm giọng phát âm tiếng Anh, mỗi người một kiểu chưa? Ấy thế mà những nơi đó tập trung những kinh tế gia, nhà ngoại giao hàng đầu thế giới hàng ngày làm việc với nhau đấy.

Đã bao giờ bạn thấy một người Singapore, Philippine hay Ấn Độ xấu hổ và mặc cảm vì nói tiếng Anh không giống giọng “Anh Mỹ” chưa? Những đất nước đó có hàng triệu, hàng trăm triệu đến hàng tỷ dân nói và sử dụng tiếng Anh thành thạo mà chả ai qua tâm đến giọng của người kia giống Anh/Mỹ hay không? Cả thế giới kính trọng Lý Quang Diệu của Singapore, say mê những kiến giải kinh tế học của Amartya Sen (nhà kinh tế học Ấn Độ được giải Nobel), có ai quan tâm là họ nói tiếng Anh không giống giọng Anh – Mỹ không?

Mỗi đất nước, con người, dân tộc có một phương ngữ, chất giọng khác nhau. Tại sao lại cứ khăng khăng bắt người ta phải nói giọng Anh, giọng Mỹ. Ngay cả ở Mỹ, những người Mỹ da đen cũng có cách phát âm riêng mà không ai phán xét họ cả. Chúng ta chưa bao giờ bắt người Nghệ An, người miền Tây phải nói giọng Bắc thì tại sao lại cứ mong con mình phải nói như những ông Tây? Hãy tìm ở Việt Nam mà xem, có bao nhiêu người thực sự phát âm được giống giọng “Anh Mỹ”? Tôi dám đặt cược là không quá con số nghìn.

Ám ảnh phải nói “chuẩn” gây ra sự tốn kém rất lớn khi học tiếng Anh. Thay vì học với cô thầy giỏi người Việt, chúng ta tốn rất nhiều tiền học với “tây” và làm mọi cách để phát âm cho “chuẩn”. Đành rằng học với “tây” thì phản xạ sẽ tốt hơn, nhưng chi phí sẽ đắt gấp 2-3 lần. Và ám ảnh ấy sẽ mãi là một vòng luẩn quẩn vì chừng nào chúng ta không học bằng tiếng Anh liên tục từ nhỏ, không sống một thời gian dài tại Anh, Mỹ thì phần lớn chúng ta cũng không thể nào phát âm “chuẩn” được.

Tôi từng là một học sinh chuyên Anh tại một trường trung học nổi tiếng Hà Nội, đã học đại học tại Australia, làm tiến sĩ tại Mỹ, tham gia học, dạy và làm việc ở các môi trường nói tiếng Anh, tổng cộng hơn 24 năm sử dụng tiếng Anh. Đến bây giờ tôi vẫn không nói tiếng Anh có giọng Anh Mỹ và tôi cũng chưa bao giờ mặc cảm vì điều đó. Các bậc thầy và đồng nghiệp đáng kính của tôi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc, Rumani. Ai cũng nói tiếng Anh lơ lớ, thậm chí còn khó nghe. Nhưng họ đều rất thành công.

Một trong những thầy hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi là một người Anh gốc Ấn. Bà sinh ra ở Anh, học đại học tại Cambridge và làm tiến sĩ tại Yale, những đại học lừng danh nhất trên thế giới, và làm ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ấy thế mà bà vẫn nói tiếng Anh theo phương ngữ Ấn Độ, theo văn hóa Ấn Độ. Và bà rất tự hào về điều đó.

Mặc cảm nói tiếng Anh không “chuẩn” một phần phản ánh tư duy “nhược tiểu”, luôn coi mình không bằng với Tây Âu, cảm thấy mình thấp kém, lấy việc giống “tây” làm một phần thước đo giá trị. Tôi chắc không có đất nước nào ngoài Việt Nam lại có khái niệm tiếng “bồi”, nghĩa là tiếng Anh (của bồi bàn) không phát âm chuẩn, thiếu văn phạm.

Vậy phát âm “chuẩn Mỹ Anh” có tốt gì không? Xin thưa là không có bất cứ một lợi ích gì hơn so với việc phát âm để nghe được, hiểu được, dùng được cả. Còn cái hại của việc sợ phát âm không “chuẩn” sẽ là vô số: Nó sẽ dẫn đến mặc cảm, tự ti khi học tiếng Anh để rồi mãi không học được; nó sẽ dẫn đến việc tốn kém khi cứ đầu tư suốt vào việc kiếm thầy bản ngữ để học rồi ba bữa lại quên vì mình làm sao mà phát âm đúng giọng được. Nó cũng gieo vào đầu bao thế hệ tư duy “nhược tiểu” tự đánh giá mình kém cỏi bằng một giọng phát âm “chuẩn” hay không “chuẩn”.

Hãy cứ mạnh dạn nói tiếng Anh đi, tiếng “bồi” cũng được, rồi dần dần bạn sẽ thành thạo. Hãy cứ thoải mái giao tiếp bằng tiếng Anh đi dù bạn nói có không hay. Cô cứ mạnh dạn dạy học trò biết tiếng Anh đi, đừng “lăn tăn” mình nói chuẩn hay không chuẩn vì ít nhất các em sẽ được cô dạy một cách tự tin. Cha mẹ cũng hãy mạnh dạn tiết kiệm hàng triệu đồng một tháng thay vì tốn tiền cho con học tiếng Anh với tây đi, dành tiền đó đầu tư cho con học với thầy cô giỏi. Các cán bộ nhân viên cũng đừng mặc cảm là phải học cho đến khi nào nói “chuẩn” thì mới dám dùng.

Hãy tự tin lên, dù cho tiếng Anh chúng ta nói có là Ving-lish (Vietnamese English) đi chăng nữa, vì sẽ có một ngày chúng ta thực sự gia nhập thế giới nói tiếng Anh của một nước phát triển như Singapore nơi người ta nói tiếng Sing-lish (Singaporean English); của cường quốc quân sự, văn hóa như Ấn Độ nơi hơn một tỷ người nói tiếng Ing-lish (Indian English). Hãy cứ làm được như thế đã, trước khi mơ về cái gọi là tiếng “chuẩn”.

Một số từ vựng thướng gặp trong Toeic Part1



PHẦN 1 - TRANH VỀ NGƯỜI]

1. Tranh 1 người

- Holding in a hand (cầm trên tay)
- Opening the bottle’s cap (mở nắp chai)
- Pouring something into a cup (rót gì đó vào một chiếc cốc)
- Looking at the mornitor (nhìn vào màn hình)
- Examining something (kiểm tra thứ gì)
- Reaching for the item (với tới vật gì)
- Carrying the chairs ( mang/vác những cái ghế)
- Climbing the ladder (trèo thang)
- Speaking into the microphone (nói vào ống nghe)
- Conducting a phone conversation (Đang có một cuộc nói chuyện trên điện thoại)
- Working at the computer (làm việc với máy tính)
- Cleaning the street (quét dọn đường phố)
- Standing beneath the tree ( đứng dưới bóng cây)
- Crossing the street (băng qua đường)
2. Tranh nhiều người.

- Shaking hands (bắt tay)
- Chatting with each other (nói chuyện với nhau)
- Facing each other ( đối diện với nhau)
- Sharing the office space ( cùng ở trong một văn phòng)
- Attending a meeting ( tham gia một cuộc họp)
- Interviewing a person ( phỏng vấn một người)
- Addressing the audience (nói chuyện với thính giả)
- Handing some paper to another ( đưa vài tờ giấy cho người khác)
- Giving the directions ( chỉ dẫn)
- Standing in line ( xếp hàng)
- Sitting across from each other ( ngồi chéo nhau)
- Looking at the same object ( nhìn vào cùng một vật)
- Taking the food order ( gọi món ăn)
- Passing each other ( vượt qua ai đó)
- Examining the patient ( kiếm tra bệnh nhân)
- Being gather together ( tập trung với nhau)
- Having a conversation ( Có một cuộc nói chuyện)

Những điều không nên bỏ sót trong tiếng Anh giao tiếp


Tiếng Anh giao tiếp không thể bỏ qua đọc và viết

Nói đến giao tiếp, chúng ta không chỉ nhắc đến việc gặp mặt đối thoại trực tiếp. Tiếng Anh giao tiếp bao gồm cả việc trao đổi qua điện thoại, thư từ, điện tín… những thứ gắn liền với cuộc sống hàng ngày cần phải liên hệ với nhau. Vì vậy khi học tiếng Anh giao tiếp, chúng ta không thể quên được hai kỹ năng đọc và viết.

Bạn là một nhà kinh doanh, thường xuyên phải giao dịch với đối tác. Bạn phải có kĩ năng đọc tốt để xử lý khối lượng thông tin từ các đơn đặt hàng, hợp đồng, thắc mắc,... từ phía khách hàng. Hơn nữa khi đọc tốt, bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin hữu ích được thế giới chia sẻ qua những bài viết, sách vở, các trang web, trang báo,… chứ không chỉ qua lời nói.

Tiếng Anh giao tiếp cũng không thể thiếu kĩ năng viết để truyền tải thông điệp của mình đến mọi người. Không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội gặp mặt người nước ngoài, mà phần nhiều bạn nhận và chia sẻ thông tin qua email, các trang mạng xã hội…

Vì vậy để giao tiếp hiệu quả bạn cần tập trung rèn luyện và nâng cao tất cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết.
Mục đích của giao tiếp chính là giúp hai bên hiểu nhau

Giao tiếp là giúp hai bên hiểu nhau chứ không phải là bạn chỉ thực hành nghe nói tiếng Anh. Vì vậy, bạn cần tìm cách hiểu và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả chứ không phải chú trọng vào việc mình sử dụng tiếng Anh có đúng hay không. Bạn có thể sử dụng bất kì hình thức nào, kể cả ngôn ngữ cơ thể, để giúp đối tác hiểu bạn.

Sử dụng những câu đơn giản

Lời nói của bạn chẳng có ý nghĩa gì nếu người nghe không hiểu nó. Thế nên, thay vì sử dụng những câu nói dài dòng, ngữ pháp phức tạp, bạn hãy sử dụng những câu ngắn, đơn giản nhưng truyền tải ý nghĩa đầy đủ, rõ ràng. Trong mỗi tình huống giao tiếp, bạn chỉ cần nắm vững một số lượng câu nhất định thì đã có thể giao tiếp. Bạn hãy nhớ rằng, giao tiếp chú trọng sự đơn giản và thông dụng.

Học giao tiếp từ nhiều nguồn khác nhau

Cách nhanh nhất để tăng khả năng giao tiếp chính là tìm một môi trường mà ở đó bạn có thể nói chuyện thật nhiều với người nước ngoài (mà tốt nhất là với người bản ngữ). Một lớp học tiếng Anh do giáo viên bản ngữ hướng dẫn, cũng là một môi trường tốt giúp bạn rèn luyện. Hãy thực hành thật nhiều với các thành viên trong lớp, giáo viên sẽ là người hướng dẫn bạn có phương pháp học tập đúng. Vì vậy có thể nói lớp học chính là một môi trường tốt nhất giúp bạn hình thành tư duy và phản xạ nhanh, đồng thời giúp bạntiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong học tiếng Anh giao tiếp.

Ngoài ra, bạn cũng nên ví dụ nhọc giao tiếp từ nhiều nguồn khác như tham gia câu lạc bộ, chat với bạn bè qua các trang mạng xã hội, viết thư thường xuyên cho một người bạn nước ngoài, nghe nhạc, xem phim, nghe các bản tin tiếng Anh từ đơn giản đến phức tạp. Những chương trình tiếng Anh trên mạng hay tivi với nhiều tình huống giao tiếp cũng là sự lựa chọn tốt dành cho bạn.

Còn có rất nhiều cách giúp bạn giao tiếp tiếng Anh tốt. Bạn có thể vận dụng những chỉ dẫn phía trên để phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc viết, chú trọng đến việc hiểu và truyền đạt thông điệp trong giao tiếp, sử dụng những câu đơn giản, học giao tiếp từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, giao tiếp nói chung và giao tiếp tiếng Anh cần nhất là sự chủ động, luôn luôn chủ động, học hỏi, thực hành nhất định bạn sẽ tiến xa trên con đường học tập cũng như cuộc sống.
trung tâm tiếng anh Newsky

292 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, Tp.HCM
090 999 01 30 - (08) 3601 6727
info@newsky.edu.vn logo

Cách nói thay thế cho 'want'



"Would like" là cách nói lịch sự thay cho "want, trong khi "dying for" có sắc thái mãnh mẽ hơn động từ này.

Khi diễn tả mong muốn điều gì, bạn có nhiều lựa chọn từ ngữ trong tiếng Anh để thể hiện chính xác cảm xúc của mình. 6 gợi ý dưới đây có thể giúp bạn thể hiện điều này.
cụm từ : 
would like (to do) something : Would you like some tea? (Anh có muốn dùng trà không)
feel like (doing) something :  I feel like a pizza for the dinner. (Con thèm được ăn pizza tối nay)

 go for :  I could go for a hamburger at present. (Bây giờ tôi muốn được ăn một cái humburger quá)

(have) a craving for something:  I have a craving for ​chocolate. (Tôi thèm ăn chocolate quá)

dying for something/ to do something: I'm ​dying for something to ​eat. (Tôi thèm được ăn cái gì quá mất)

(something) hit the spot: That ​bacon ​sandwich really hit the ​spot! (Cái sandwich thịt xông khói kia chính xác là thứ tôi đang cần)

I wish I : I wish I knew the answer of this question
292 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, Tp.HCM
090 999 01 30 - (08) 3601 6727
info@newsky.edu.vn

Chàng trai thạo 9 ngoại ngữ chia sẻ cách học


Matthew Youlden, chàng trai tài năng thông thạo 9 thứ tiếng: tiếng Ailen, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Catalan, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Do Thái và tiếng Đức và hiểu được hơn 12 ngôn ngữ khác nhau mới đây đã chia sẻ bí quyết và phương pháp học ngoại ngữ của mình.
Matthew Youlden, chàng trai tài năng thông thạo 9 thứ tiếng và hiểu được hơn 12 ngôn ngữ khác nhau

Xác định mục tiêu theo đuổi

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng Matthew khẳng định nếu bạn không xác định được lý do đúng đắn khiến bạn muốn học ngôn ngữ đó, bạn sẽ khó có động lực để theo đuổi nó lâu dài. Học tiếng Anh để gây ấn tượng với một cậu bạn người Pháp hoàn toàn không phải là một lý do hợp lý. Nó khác hoàn toàn với việc tìm hiểu người bạn đó bằng ngôn ngữ của chính họ. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, một khi bạn đã quyết tâm học một ngoại ngữ, hãy cố gắng hết sức mình.

Chìm đắm trong nó

Khi đã tìm được lý do thích hợp làm động lực để cố gắng, Matthew tiết lộ phương pháp chủ chốt để học một ngoại ngữ, đó chính là để bạn chìm đắm trong ngôn ngữ ấy và thực hành nó mỗi ngày.

“Khi học một ngoại ngữ mới, tôi sẽ dùng thứ tiếng ấy suốt cả ngày. Nhiều tuần liền, tôi sẽ viết và nói bằng ngôn ngữ ấy. Hãy thực hành những gì bạn học được bằng cách viết thư, nói chuyện với chính mình, nghe nhạc, hoặc nghe đài,...

Nhớ rằng, kết quả tốt nhất khi học một thứ tiếng mới chính là mọi người có thể nói chuyện được với bạn bằng ngôn ngữ ấy. Bạn hãy bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện đơn giản hằng ngày rồi từ từ kéo dài thời gian hay đổi những chủ đề khó hơn.

Tìm bạn thực hành

Matthew đã học một vài thứ tiếng cùng với anh trai song sinh của mình là Michael. Họ cùng nhau học tiếng Hy Lạp khi cả hai chỉ mới 8 tuổi. “Chúng tôi luôn cạnh tranh với nhau. Nếu tôi học tốt hơn anh ấy, anh ấy sẽ ghen tị, sau đó sẽ cố gắng học để vượt qua tôi và ngược lại. Tôi nghĩ đây là một phương pháp tuyệt vời để học một ngôn ngữ mới.”- Matthew nói.

Tuy nhiên nếu bạn không có anh, chị để cùng học ngoại ngữ, hãy tìm cho mình một người bạn học. Họ cũng sẽ là động lực thúc đẩy bạn cố gắng hơn và ngược lại.

Mang nó vào cuộc sống

Bạn học một ngôn ngữ mới để có thể sử dụng nó nhưng bạn không thể nói chuyện bằng thứ tiếng ấy với chính bản thân bạn thì hãy đưa ngôn ngữ ấy vào cuộc sống hằng ngày của bạn, Matthew tiết lộ. Nếu nơi bạn sống không dùng ngôn ngữ ấy thì bạn cũng không cần phải ra nước ngoài, hãy đến những nơi có nhiều người sử dụng nó. Ví dụ như khi học tiếng Hy Lạp, bạn hãy đến những nhà hàng Hy Lạp, gọi món và trò chuyện với những người ở đó.

Tìm thấy niềm vui

Tìm thấy niềm vui để có thêm đam mê khi học một ngôn ngữ rất quan trọng. Hai anh em, Michael và Matthew đã học tiếng Hy Lạp bằng cách cùng viết và thu âm bài hát. Bạn hãy nghĩ ra một vài cách học làm bạn hứng thú như xem phim, nghe nhạc, viết tuyện, vẽ truyện tranh, viết một bài thơ, hoặc nói chuyện với bất kỳ ai bạn muốn. Đó cũng là những việc sẽ đem đến niềm vui cho bạn khi học.

Học như một đứa trẻ

Học như một đứa trẻ nghĩa là thỏa sức khám phá, học hết mình và sẵn sàng mắc sai lầm và sửa sai. Bản thân chúng ta sẽ ghi nhớ rất lâu những bài học từ những sai lầm. Khi còn là trẻ con, chúng ta học tốt hơn, tiếp thu nhanh hơn khi trở thành người lớn. Bởi vì trẻ nhỏ săn sàng phạm lỗi để tìm hiểu, thỏa trí tò mò còn người lớn thì lại sợ phạm lỗi. Khi học một ngôn ngữ mới, hãy thừa nhận rằng bạn không thể biết hết mọi thứ và mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Điều đó sẽ giúp bạn thoải mái hơn và dễ dàng tiến bộ hơn.

Học cách lắng nghe

Chúng ta phải học cách quan sát trước khi làm, cũng giống như chúng ta phải học cách lắng nghe trước khi chúng ta nói. Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, bạn sẽ thấy nó thật khác lạ. Nhưng nếu dần dần tiếp xúc với nó, bạn sẽ thấy quen thuộc và việc “tiếp xúc” với một ngôn ngữ mới nghĩa là bạn phải biết lắng nghe nó.

Đối với Matthew, cách mà anh thường dùng để làm quen với một ngôn ngữ mới đó chính là nghe nó thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi nghe nhiều, bạn sẽ quen được với thứ tiếng ấy, và dễ dàng nhớ cách phát âm.

Nói chuyện với chính mình

“Nghe thì thật kỳ cục nhưng đây là một cách thực hành rất tốt để học ngoại ngữ mà bạn có thể làm mọi lúc mọi nơi”, Matthew chia sẻ. Nó giúp bạn trau dồi khả năng đối đáp, ứng biến nhanh và mang lại cho bạn sự tự tin khi nói chuyện với người khác.

20 cấu trúc tiếng Anh thường gặp



1. S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something: ( quá….để cho ai làm gì…)
e.g. This structure is too easy for you to remember. ( Cấu trúc này quá dễ cho bạn để nhớ )
He ran too fast for me to follow. (Anh ấy chạy quá nhanh để tôi kịp theo)

2. S + V + so + adj/ adv + that + S + V: ( quá… đến nỗi mà… )
e.g. This box is so heavy that I cannot take it. (Chiếc hộp này quá nặng đến nỗi tôi không thể mang nó lên được)
e.g. He speaks so soft that we can’t hear anything. (Anh ấy nói quá nhỏ đến nỗi chúng tôi không thể nghe được gì)

3. It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V: ( quá… đến nỗi mà… )
e.g. It is such a heavy box that I cannot take it. (Chiếc hộp này quá nặng đến nỗi tôi không thể mang nó lên được)
e.g. It is such interesting books that I cannot ignore them at all. (Những cuốn sách này quá thú vị đến nỗi mà tối không thể phớt lờ chúng được)

4. S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something : ( Đủ… cho ai đó làm gì… )
e.g. She is old enough to get married. (Cô ấy đã đủ tuổi để kết hôn)
e.g. They are intelligent enough for me to teach them English. (Họ đủ thông minh để tôi dạy tiếng anh cho họ)

5. Have/ get + something + done (past participle): ( nhờ ai hoặc thuê ai làm gì… )
e.g. I had my hair cut yesterday. (Tôi cắt tóc hôm qua)

6. It + be + time + S + V (-ed, cột 2) / It’s +time +for someone +to do something : ( đã đến lúc ai đó phải làm gì… )
e.g. It is time you had a shower. (Đã đến lúc bạn đi tắm)
e.g. It’s time for me to ask all of you for this question. (Đã đến lúc tôi hỏi bạn câu hỏi này)

7. It + takes/took+ someone + amount of time + to do something: ( làm gì… mất bao nhiêu thời gian… )
e.g. It takes me 5 minutes to get to school. (Tôi mất 5 phút để đi học)
e.g. It took him 10 minutes to do this exercise yesterday. (Anh ấy mất 10 phút để làm bài tập ngày hôm qua)

8. To prevent/stop + someone/something + From + V-ing: ( ngăn cản ai/ cái gì… làm gì.. )
e.g. He prevented us from parking our car here. (Anh ấy ngăn họ không được đỗ xe tại đây)

9. S + find+ it+ adj to do something: ( thấy … để làm gì… )
e.g. I find it very difficult to learn about English. (Tôi thấy quá khoe để học tiếng anh)
e.g. They found it easy to overcome that problem. (Họ thấy vấn đề này quá dễ để vượt qua)

10. To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing. ( Thích cái gì/ làm gì hơn cái gì/ làm gì )
e.g. I prefer dog to cat. (Tôi thích chó hơn mèo)
e.g. I prefer reading books to watching TV. (Tôi thích đọc sách hơn xem TV)

11. Would rather (‘d rather) + V (infinitive) + than + V (infinitive: ( thích làm gì hơn làm gì )
e.g. She would play games than read books. (Cô ấy thích chơi điện tử hơn đọc sách)
e.g. I’d rather learn English than learn Biology. (Tôi thích học Tiếng anh hơn môn sinh học)

12. To be/get Used to + V-ing: ( quen làm gì )
e.g. I am used to eating with chopsticks. (Tôi quen với việc dùng đũa để ăn)

13. Used to + V (infinitive): ( Thường làm gì trong qk và bây giờ không làm nữa )
e.g. I used to go fishing with my friend when I was young. (Tôi từng đi câu cá với bạn khi tôi còn trẻ)
e.g. She used to smoke 10 cigarettes a day. (Cô ấy tường hút 10 điếu xì gà 1 ngày)

14. To be amazed at = to be surprised at + N/V-ing: ( ngạc nhiên về… )
e.g. I was amazed at his big beautiful villa. (Tôi rất ngạc nhiên về căn biệt thự rất đẹp của anh ấy)

15. To be angry at + N/V-ing: ( tức giận về )
e.g. Her mother was very angry at her bad marks. (Mẹ cô ấy đã rất tức giận về những điểm kém của cô ấy)

16. to be good at/ bad at + N/ V-ing: ( giỏi về…/ kém về… )
e.g. I am good at swimming. (Tôi bơi rất giỏi)
e.g. He is very bad at English. (Anh ấy rất kém về tiếng Anh)

17. by chance = by accident (adv): ( tình cờ )
e.g. I met her in Paris by chance last week. (Tôi tình cờ gặp cô ấy tại Pari tuần trước)

18. to be/get tired of + N/V-ing: ( mệt mỏi về… )
e.g. My mother was tired of doing too much housework everyday. (Mẹ tôi quá mệt mỏi vì việc nhà mỗi ngày)

19. can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing: ( Không chịu nỗi/không nhịn được làm gì… )
e.g. She can’t stand laughing at her little dog. (Cô ấy không thể nhịn cười với con chó của cô ấy)

20. to be keen on/ to be fond of + N/V-ing : ( thích làm gì đó… )
e.g. My younger sister is fond of playing with her dolls. (Em gái tôi thích chơi búp bê)
Trung tâm tiếng anh Newsky

292 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, Tp.HCM

090 999 01 30 - (08) 3601 6727

info@newsky.edu.vn

Chiến thắng nỗi sợ hãi nói tiếng Anh


Làm sao dập tắt được giọng nói vang lên trong đầu "Đừng mở miệng ra, tiếng Anh của mình không hay chút nào" mỗi khi bạn muốn giao tiếp.

Một trong những khuyết điểm của một người trưởng thành là luôn e dè, sợ mắc lỗi, không vô tư trải nghiệm để học hỏi như trẻ con. Tuy nhiên, với việc nói một ngoại ngữ, nếu không trải qua những giai đoạn ngọng nghịu, nói sai, bạn khó có thể trở thành một người thông thạo.

Biết chấp nhận nỗi sợ hãi và cố gắng can đảm vượt qua

Chúng ta thường cho rằng những người nói tiếng Anh thành thạo không bao giờ có cảm giác sợ hãi. Một khi học đủ nhiều, chúng ta sẽ trở thành những người như vậy. Sự thật là những người nói giỏi tiếng Anh, dù nó là ngoại ngữ hay tiếng mẹ đẻ, luôn có những nỗi sợ hãi riêng khi giao tiếp.

"Courage is the resistance of fear, not the absence of fear (Mark Twain)

Dũng cảm là sự chống lại nỗi sợ hãi, chứ không phải vắng bóng nỗi sợ."

Nỗi sợ hãi là một phần tất yếu của cuộc sống và những người học cách chinh phục nỗi sợ hãi sẽ đi được xa hơn. Điều duy nhất có thể giúp bạn vượt qua là đối mặt với nó, cố gắng dũng cảm làm mọi thứ. Việc bạn không dám nói tiếng Anh không xuất phát từ sự hạn chế năng lực mà từ chính nỗi sợ hãi mà bất cứ ai cũng gặp phải nhưng bạn chưa chiến thắng được nó.

Chấp nhận lỗi sai và sự khó khăn khi học tập thứ gì mới
Người học tiếng Anh luôn gặp những lỗi sai, nhưng người mới bắt đầu thậm chí còn ở mức độ nhiều hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần không tránh khỏi, cái giá phải trả để tiến bộ lên. Hơn nữa, khi nói chuyện với người bản ngữ, họ không đánh giá mức độ thành thạo của bạn thông qua những lỗi sai bạn gặp phải mà dựa vào hiệu quả của cuộc nói chuyện, lượng thông tin mà bạn truyền đạt đến.

Điều này không có nghĩa bỏ qua ngữ pháp khi học giao tiếp. Thay vào đó, bạn nên thoải mái chấp nhận những khuyết điểm khi giao tiếp như một phần tất yếu của quá trình học tập và tìm kiếm cơ hội nói tiếng Anh nhiều hơn, luyện tập và tiến bộ.

Học tủ một số cụm từ trong giao tiếp
Dù trình độ ở mức cơ bản hay cao cấp, cũng có lúc bạn gặp phải tình huống không hiểu người đối diện nói gì hay chưa nghe rõ các cụm từ quan trọng. Vì thế, hãy bỏ túi cho mình nhưng cụm từ giúp bạn "sống sót" qua những thời điểm này. Chẳng hạn:

- Nói "Sorry" khi chưa hiểu rõ

- Nói "Can you repeat please?" để được nhắc lại and "Can you speak slower?" để đề nghị người đối diện nói chậm lại

- Nói "What does that mean?" để được giải thích điều vừa nói

- Nói "How do you say ___ in English?" để đề nghị được giải thích từ vựng bạn không biết

Biến tiếng Anh thành một thói quen luyện tập tự nhiên, vui vẻ hằng ngày

Những người học ngoại ngữ thành công đều biết cách biến mọi hoạt động trong cuộc sống có liên quan tới sử dụng nó một cách vui vẻ, thực tế và thoải mái. Có nhiều cách học tiếng Anh thú vị như xem phim, nghe nhạc, đài phát thanh hay gặp gỡ, giao tiếp với những người học khác hay người bản địa. Nếu tiếng Anh trở thành thói quen của bản thân mình, bạn sẽ quen dần với những giọng nói vang lên bên tai mỗi ngày, không còn sợ hãi mỗi khi nghe đến, hào hứng học tập hơn vì được tiếp xúc với ngôn ngữ này qua những sở thích cá nhân.

Nói xin chào và tạm biệt thật tốt

Dù có thể chưa nói trôi chảy tiếng Anh, bạn nên trang bị ngay cho mình khả năng nói những lời chào hỏi thật trôi chảy. Phần mở đầu thuận lợi của câu chuyện khiến bạn tự tin hơn và nhanh chóng quên đi nỗi sợ hãi giao tiếp ban đầu. Và nếu nói tạm biệt một cách thoải mái và tự tin, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt cho người đối diện và cả bản thân mình để lần sau có dũng cảm nói chuyện tiếp.

Tất nhiên, việc cố gắng trau dồi khả năng giao tiếp trong mọi ngữ cảnh là điều cần thiết. Nhưng lựa chọn yếu tố cơ bản để khiến bản thân mình tự tin hơn cũng là một cách khiến việc học tiếng Anh thuận lợi hơn ở mọi chủ đề.

Tìm người học tiếng Anh cùng mình
Nếu xung quanh là những người thích chỉ trích, không ủng hộ việc học tiếng Anh, nỗi sợ hãi của bạn sẽ ngày một lớn hơn vì thái độ của người khác. Vì thế, hãy tạo ra, tìm kiếm cộng đồng hoặc ít nhất, một người bạn cùng chí hướng học tập để có thêm động lực, sự tự tin. Các bạn nên khuyến khích nhau nói tiếng Anh, không ngại mắc lỗi và cùng nhau sửa sai chứ không phê bình nặng nề, khiến bản thân bạn thêm dao động.

Suy cho cùng, chiến thắng nỗi sợ hãi nói tiếng Anh, trước hết, là một cuộc đấu tranh về mặt tinh thần, tìm động lực và can đảm cho bản thân rồi mới hành động. Lão Tử từng nói "A journey of a thousand miles begins with a single step" (Chuyến đi nghìn dặm bắt đầu từ từng bước chân nhỏ). Vì vậy, ngay khi tìm được động lực nói tiếng Anh, bạn hãy tìm cơ hội, lên kế hoạch rèn luyện ngay để khả năng tiếng Anh của mình tiến bộ lên ngay từ bây giờ.

Phân biệt 'kind of, sort of, type of'



Những từ này có thể thay thế nhau về nghĩa. "Kind of" khá thông dụng trong khi "sort of" dùng trong văn nói nhiều hơn, còn "type of" hay xuất hiện ở văn viết.

Kind of dùng để chỉ một nhóm có tính chất tương tự nhau hoặc một loại xác định. Ví dụ "Vehicles use two kind of fuel - petrol and diesel (Phương tiện giao thông dùng 2 loại nhiên liệu là xăng và dầu).
Còn type of dùng để chỉ sự đa dạng của một thứ, ví dụ : Type of car, type of bread....

Sort of chỉ một nhóm có cùng tính chất với nhau, ví dụ : "We both like the same sort of music" (Chúng tôi cùng thích một dòng nhạc).

Cả 3 thường có this hoặc that đứng trước và danh từ số ít theo sau. Một số ví dụ:

- His teacher does not tolerate this kind of mistake (Thầy của anh ta không cho qua lỗi kiểu này).

- She is the sort of woman who always gets what she wants (Cô ấy là kiểu người phụ nữ luôn có những gì mình muốn).

- What type of car do you drive? (Anh lái loại xe nào vậy?)

Kinds of, sorts of, types of sẽ đi với these hoặc those. Ví dụ:

- My teacher does not tolerate these kinds of mistakes (Thầy giáo tôi không bỏ qua những lỗi kiểu này).

- I hate those sorts of people who only care about money (Tôi ghét kiểu người chỉ biết quan tâm tới tiền).

- These types of cars are expensive to run. (Những dòng xe thế này đắt lắm).

Trong văn nói, kind of và sort of còn được dùng để làm dịu, làm cho câu bớt gay gắt hoặc lịch sự hơn. Ví dụ "She's kind of strange" (Cô ấy hơi kỳ lạ), "I sort of think we should go home" (Tôi chợt nghĩ chúng ta nên về nhà).

Kind of và sort of khi sử dụng thông thường sẽ là một cụm danh từ, trong khi nếu dùng để mang ý dịu câu, nói tránh thì lại trở thành trạng từ và có thể đứng trước các từ khác hoặc cuối câu.

Ví dụ:
- What sorts of shoes do you need? (Bạn cần kiểu giày nào?).
- It's cold in here, kind of (Ở đây lạnh đấy).

Tiếng Anh có sự khác biệt giữa văn viết và văn nói, do đó người học cần chú ý sử dụng đúng từ trong từng trường hợp. Người Anh có thể không nói như những gì dạy trong sách vở, nhưng khi họ viết thì sẽ tương tự sách.

Tổng hợp thì trong tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành và tương lai hoàn thành tiếp diễn

Thì (tenses) là phần cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng phải nắm vững. Tuy nhiên, đa số các bạn thường không nhớ rõ các thì hoặc nhầm lẫn chúng với nhau. Nhằm ôn lại kiến thức cho các bạn, Trung tâm tiếng Anh xin giới thiệu loạt bài viết tổng hợp về các thì trong tiếng Anh - Thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn:

11. Tương lai hoàn thành:

Form:
(+) S + will / shall + have + PII
(-) S will/ shall not + have + PII
(?) Will / Shall + S + have + PII

Cách sử dụng:
-Một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong tương lai.
-Một hành động xảy ra trước 1 thời điểm xác định trong tương lai.

Các trạng từ hay đi kèm: By the time; By + mốc thời gian trong quá khứ.

12.Tương lai hoàn thành tiếp diễn:

Form:
(+) S + will have been + Ving
(-) S + won’t have been + Ving
(?) Will + S + have been + Ving

Cách sử dụng:
-Kết hợp với mệnh đề thời gian ( by the time + thì hiện tại đơn )
-Diễn tả hành động đã và đang xảy ra và có thể hoàn tất trước 1 hành động khác trong tương lai.

Dấu hiệu nhận biết: By the time + mệnh đề thời gian ở thì hiện tại; by + ngày/ giờ.

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Tổng hợp về các thì trong tiếng Anh - Thì tương lai đơn / tương lai gần và tương lai tiếp diễn

Thì (tenses) là phần cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng phải nắm vững. Tuy nhiên, đa số các bạn thường không nhớ rõ các thì hoặc nhầm lẫn chúng với nhau. Nhằm ôn lại kiến thức cho các bạn, Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu loạt bài viết tổng hợp về các thì trong tiếng Anh - Thì tương lai đơn, tương lai gần và và tương lai tiếp diễn:

9. Tương lai đơn: 

Form:
(+) S + will/ shall + V (will ngày nay có thể dùng với tất cả các 
ngôi nhưng shall dùng với “ I” và “we” )
(-) S + will/ shall not + V
(?)Will / Shall + S + V

Cách sử dụng:
-Sắp xảy ra trong tương lai không có dự định trước.
-Câu yêu cầu; đề nghị; lời hứa; dự đoán cho tương lai.
-Trong câu điều kiện loại 1.

Các trạng từ đi kèm:
tomorrow; the day after tomorrow; next; in + thời gian ở tương lai…

* Tương lai gần:

Form:
(+) S + is/am/are + going to + V
(-) S + is/am/ are not + going to + V
(?)Is/Am/ Are + S + going to + V

Cách sử dụng:
-Sắp xảy ra trong tương lai có dự định trước.
-Chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai theo 1 tình huống cho trước.

Các trạng từ đi kèm: tomorrow; the day after tomorrow; next; in+ thời gian ở tương lai…

10. Tương lai tiếp diễn:

Form:
(+) S + will / shall + be + Ving
(-) S + will / shall not + be + Ving
(?) Will / Shall + S + be + Ving

Cách sử dụng:
-Đang xảy ra tại thời điểm xác định trong tương lai.
-Nhiều hành động xảy ra đồng thời trong tương lai.

Các trạng từ đi kèm: các trạng từ như trong tương lai đơn; nhưng phải dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể để chia thì.


(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Tổng hợp về thì tiếng Anh - Thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì (tenses) là phần cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng phải nắm vững. Tuy nhiên, đa số các bạn thường không nhớ rõ các thì hoặc nhầm lẫn chúng với nhau. Nhằm ôn lại kiến thức cho các bạn, Trung tâm tiếng Anh xin giới thiệu loạt bài viết tổng hợp về các thì trong tiếng Anh - Thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn:

7. Quá khứ hoàn thành: 

Form:
(+) S + had + V3
(-) S + had not + V3
(?) Had + S + V3

Cách sử dụng:
- Một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong QK ( hành động xảy ra trước dùng QKHT; hành động xảy ra sau dùng QKĐ)
-Hành động xảy ra trước 1 thời điểm xác định trong quá khứ.
-Trong câu điều kiện loại 3.

Các trạng từ đi kèm: before; after; when; while; as soon as; by(trước); already; never; ever; until...

8. Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
(ít dùng):

Form:

(+) S + had been + Ving
(-) S + hadn’t been + ving
(?) Had + S + been + Ving

Cách sử dụng:

- Chỉ hành động đã và đang diễn ra và có thể hoàn tất trước 1 hành động khác trong quá khứ ( nhấn mạnh đến tính liên tục của hành động)

Các trạng từ đi kèm:
before; after; when; while; as soon as; by(trước); already; ever; until…

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Tổng hợp về thì tiếng Anh - Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn

Thì (tenses) là phần cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng phải nắm vững. Tuy nhiên, đa số các bạn thường không nhớ rõ các thì hoặc nhầm lẫn chúng với nhau. Nhằm ôn lại kiến thức cho các bạn, Trung tâm tiếng Anh xin giới thiệu loạt bài viết tổng hợp về các thì trong tiếng Anh - Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn:

5. Quá khứ đơn:

Form:
(+) S + Ved/ PI-cột 2 trong bảng Động từ bất quy tắc.
(-) S + didn’t + V
(?) Did + S + V

Cách sử dụng:-Xảy ra và chấm dứt hoán toàn trong quá khứ.-Nhiều hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ.-Trong câu điều kiện loại 2.

Các trạng từ đi kèm: yesterday; the day before yesterday; ago; already; last; in + mốc thời gian trong quá khứ.

Cách đọc ed:

/id/: t,d
/t/: c, ch, s, f, k, p x, sh
/d/: các trường hợp còn lại

6. Quá khứ tiếp diễn: 

Form:
(+) S + was/ were + Ving
(-) S + was / were not + Ving.
(?) Was/ Were + S + Ving.

Cách sử dụng:
-Các hành động xảy ra tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ
-Nhiều hành động xảy ra đồng thời trong quá khứ.
-Một hành động đang xảy ra 1 hành động khác xen vào: hành động đang xảy ra dùng QKTD; hành động xen vào dùng QKĐ.

Các từ nối đi kèm: while; when. 

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

5 Nhóm Từ Để Nối Câu


5 nhóm từ dùng để nối câu
Hơn 30 từ dùng để nối các mệnh đề hoặc câu, tạo thành một đoạn văn liền mạch thường được sử dụng trong tiếng Anh

Nhóm từ, cụm từ để thêm thông tin
Từ, cụm từ Nghĩa
And : Và
Also : Cũng
Besides : Ngoài ra
First, second, third...:  Thứ nhất, thứ hai, thứ ba...
In addition : Thêm vào đó
In the first/second place:  Ở nơi thứ nhất, thứ hai...
Furthermore : Hơn nữa
Moreover:  Thêm vào đó
To begin with:  Bắt đầu với
Next : Tiếp theo là


Nhóm từ, cụm từ chỉ nguyên nhân - hệ quả
Từ, cụm từ Nghĩa
Accordingly : Theo như
And so:  Và vì thế
As a result:  Kết quả là
Consequently:  Do đó
For this reason:  Vì lý do này nên
Hence/so/therefore/thus:  Vì vậy
Then : Sau đó


Nhóm cụm từ chỉ sự so sánh
Cụm từ Nghĩa
By the same token : Với những bằng chứng tương tự
In like manner:  Theo cách tương tự
In the same way : Theo cách giống như thế
In similar fashion : Theo kiểu tương tự
Likewise/Similarly:  Tương tự thế


Nhóm từ, cụm từ chỉ sự đối lập
Từ, cụm từ Nghĩa
But/yet : Nhưng
Howerver/Nevertheless:  Tuy nhiên
In contrast/On the contrary:  Đối lập với
Instead : Thay vì
On the other hand:  Mặt khác
Still : Vẫn


Những từ, cụm từ chỉ kết luận, tổng kết
Từ, cụm từ Nghĩa
And so : Và vì thế
After all : Sau tất cả
At last/Finally:  Cuối cùng
In brief: Nói chung
In closing : Tóm lại là
In conclusion:  Kết luận lại
On the whole:  Nói chung
To conclude:  Kết luận
To summarize : Tóm lại
địa chỉ :292 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, Tp.HCM
hotline :090 999 01 30 - (08) 3601 6727
liên hệ :info@newsky.edu.vn

Tổng hợp về thì tiếng Anh - Thì hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Thì (tenses) là phần cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng phải nắm vững. Tuy nhiên, đa số các bạn thường không nhớ rõ các thì hoặc nhầm lẫn chúng với nhau. Nhằm ôn lại kiến thức cho các bạn, Trung tâm tiếng Anh xin giới thiệu loạt bài viết tổng hợp về các thì trong tiếng Anh - Thì hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn:

3. Hiện tại hoàn thành:

Form:
(+) S + have/has + V2
(-) S + have/has not + V2
(?) Have/ Has + S + V2

Cách sử dụng:

- Xảy ra trong quá khứ, kết quả liên quan đến hiện tại.( Nhấn mạnh đến kết quả của hành động)
VD: We have played soccer since we were children.
-Diễn tả hành động đã xảy ra, hoặc chưa xảy ra ở thời điểm không xác định trong quá khứ
VD: She has been in China for a long time.

Các trạng từ hay đi kèm: just; recently; lately; ever; never; already; yet; since; for; so far; until now; up to now; up to present..

4. Hiện tại hoàn thành tiếp diễn:

Form:
(+) S + have/has been + Ving
(-) S + have/has been + Ving
(?) Have/Has + S + been + Ving

Cách sử dụng:
-Xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai. ( Nhấn mạnh tính liên tục của hành động)

Các trạng từ đi kèm: just; recently; lately; ever; never; since; for…. 

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Tổng hợp về thì tiếng Anh - Thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn

Thì (tenses) là phần cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng phải nắm vững. Tuy nhiên, đa số các bạn thường không nhớ rõ các thì hoặc nhầm lẫn chúng với nhau. Nhằm ôn lại kiến thức cho các bạn, Trung tâm tiếng Anh xin giới thiệu loạt bài viết tổng hợp về các thì trong tiếng Anh - Thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn:

1. Thì hiện tại đơn:

Form:
(+) S + V/ V(s;es) + Object...
(-) S + do/ does not + V ?
(?) Do/ Does + S + V?

Cách sử dụng:
-Diễn tả năng lực bản thân:
VD: He plays tennis very well.
-Thói quen ở hiện tại:
VD: I watch TV every night.
-Sự thật hiển nhiên;Chân lí ko thể phủ nhận:
VD: The sun rises in the East and set in the West.
-Diễn tả hành động xảy ra theo lịch trình, thời gian biểu đã định sẵn, đặc biệt là các động từ di chuyển
VD: The train leaves at 7.00 am in the morning.

Các trạng từ đi kèm
: always; usually; often; sometimes; occasionally; ever; seldom; rarely; every...

Cách thêm “s,es” vào động từ khi ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn:
-Khi chủ ngữ là "I / You / We / They và các chủ ngữ số nhiều khác” thì giữ nguyên động từ
-khi chủ ngữ là "He / She / It và các chủ ngữ số ít khác" thêm "s" hoặc "es" sau động từ
Với những động từ tận cùng bằng "o,x, ch, z, s, sh" thì ta thêm "es" vào sau, còn các động từ khác thì thêm “s”
Khi động từ tận cùng là "y" thì đổi "y" thành "i" và thêm "es" vào sau động từ

Cách phát âm s,es:
/iz/: các động từ kết thúc bằng đuôi: ce, x, z, sh, ch, s, ge
/s/:các động từ kết thúc bằng t, p, f, k, th
/z/:không có trong hai trường hợp trên

2. Hiện tại tiếp diễn:

Form:
(+) S + is/am/are + Ving
(-) S + is/am/are not + Ving
(?) Is/Am/ Are + S + Ving ?

Cách sử dụng:
-Đang xảy ra tại thời điểm nói
VD: I’m doing my homework at this time.
-Sắp xảy ra có dự định từ trước trong tương lai gần.
VD: I’m going to the cinema tomorrow evening
-Không dùng với các động từ chi giác như: SEE; HEAR; LIKE; LOVE...

Các trạng từ đi kèm: At the moment; at this time; right now; now; immediately…

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

8 bí quyết học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

Học tiếng Anh giao tiếp là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được. Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu 8 bí quyết giúp bạn học tốt tiếng Anh giao tiếp dưới đây:

1. Xác định rõ ràng mục tiêu 
Trước khi bắt tay vào học tiếng Anh bạn cần xác định rõ bạn muốn đạt được điều gì khi học tiếng Anh, trong thời gian bao lâu bạn sẽ đạt được và cách thức để bạn đạt nó. Khi bạn đã rõ tất cả những điều đó, con đường chinh phục tiếng Anh giao tiếp của bạn sẽ trở nên rõ ràng hơn.

2. Không được đánh mất niềm tin
Ví dụ: khi có bất kỳ ai hỏi bạn “How is your english?”, bạn sẽ trả lời thế nào ? “My english is poor and I want to improve english”. Bạn không nên trả lời như thế, bạn nên nói “I think english is very important and I improve it every day”. Với câu trả lời như trên sẽ cho thấy sự quyết tâm của bạn trong việc cải thiện tiếng Anh, bạn sẽ làm được và bạn sẽ trở nên mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Anh.

3. Tập diễn đạt tất cả mọi thứ bằng tiếng Anh
Để rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác tiếng Anh bạn có thể tập bằng một cách vô cùng đơn giản đến nỗi bạn cũng không thể ngờ. Mỗi ngày bạn có thể viết nhật ký hoạt động của bạn một ngày đầu tiên, bạn có thể viết vài câu ngắn sau đó tập dần dần viết nhiều câu dài hơn một chút và dần dần sẽ tập thành một thói quen tốt trong việc diễn đạt lưu loát. Có thể lúc đầu bạn viết sai nhiều, bạn sẽ nhờ giáo viên hoặc những người giỏi tiếng Anh sửa. Dần dần bạn sẽ diễn đạt lưu loát và chính xác thôi.

4. Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh
Thường mọi người có một thói quen rất không tốt, đó là khi ai hỏi gì bằng tiếng Anh bạn sẽ dịch câu hỏi đó ra tiếng việt, sau đó lại suy nghĩ bằng tiếng việt câu trả lời xong lại trả dịch sang tiếng Anh. Với chừng đó bước suy nghĩ đã làm giảm khả năng giao tiếp lưu loát của bạn . Vì vậy để hạn chế vấn đề trên bạn nên tập suy nghĩ tất cả bằng tiếng Anh để tạo một thói quen tốt phản xạ bằng tiếng Anh không còn dịch từ việt sang anh nữa.

5. Hát mỗi ngày bằng tiếng Anh
Học tiếng Anh thông qua các bài hát, bạn có thể nghêu ngao hát đi hát lại một bài hát tiếng Anh nào đó bạn thích, việc vừa học vừa chơi này giúp bạn có thể tiếp thu một cách dễ dàng nhất các cụm từ anh ngữ, và vô tình khi cần sử dụng thì sử dụng cực kỳ lưu loát và chính xác.

6. Tổ chức các nhóm cùng học tiếng Anh mỗi tuần
Hàng tuần bạn có thể tụ họp nhóm với một chủ đề trao đổi bằng tiếng Anh, tại đây bạn có thể đưa ra ý kiến quan điểm của mình, diễn đạt bằng tiếng Anh để gia tăng kỹ năng nghe và nói.

7. Nhớ từ mới và cụm từ

Mỗi ngày bạn chỉ cần học 5 từ và cụm từ tiếng anh mỗi ngày, bạn chỉ cần khoảng 200 ngày bạn có thể có vốn từ vựng là 1,000 từ. Với một ngàn từ bạn có thể giao tiếp tiếng anh lưu loát.

8. Gọi điện thoại bằng tiếng anh
Giao tiếp bằng tiếng anh mỗi ngày. Có thể gọi điện thoại cho bạn bè trong cùng nhóm để giao tiếp bằng tiếng anh nếu môi trường làm việc không có cơ hội nói tiếng anh. Như vậy bạn có thể nâng cao khả năng tiếng anh.
Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình học nói tiếng Anh giao tiếp.

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).


Tấm gương học tốt Tiếng Anh



Trương Công Lý, sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế TP HCM là người đầu tiên của Việt Nam được Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ trao chứng chỉ Anh văn quốc tế TOEIC với số điểm 990/990.

Theo đánh giá của bà Vũ Thị Bích Ngọc, đại diện Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ đây là kết quả rất hiếm hoi ngay cả với học sinh bản xứ. Theo thống kê từ ngày Viện này tổ chức thi tại Việt Nam đến nay chỉ có khoảng 10 thí sinh có kết quả cao và phần lớn là học sinh người nước ngoài. Công Lý là thí sinh Việt Nam đầu tiên được điểm tuyệt đối.




Đại diện Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ trao bằng chứng chỉ cho Công Lý. Em cũng được trung tâm Anh ngữ trường cao đẳng nghề Việt Mỹ tặng một chiếc laptop trong buổi tuyên dương chiều 18/8. Ảnh: Hải Duyên.



Sinh ra tại vùng quê nghèo Hà Tĩnh, tiếng Anh là một môn học rất xa vời với Công Lý từ nhỏ. Đến năm học lớp 9 (2004), khi cùng gia đình chuyển vào TP HCM sinh sống và theo học tại trường tư thục Nguyễn Khuyến, Lý mới bắt đầu làm quen với môn ngoại ngữ này.

"Đối với đa phần các bạn học sinh thành phố, Anh văn là một lợi thế thì đối với em, nó là môn khó 'gặm' và khiến em 'hụt hơi' nhất. Để khắc phục, em theo học chương trình Anh văn dành cho thiếu nhi tại trung tâm Anh ngữ", Công Lý nói.

Một kỷ niệm vui được chàng trai chia sẻ là trong kỳ thi vào lớp 10 trường Lê Hồng Phong, Công Lý suýt rớt vì điểm môn Anh quá thấp, đạt 3/10. Học kỳ đầu của năm lớp 10, em cũng chỉ đạt học lực trung bình ở môn này, trong khi các môn khác đều đạt loại giỏi. Lý do được em đưa ra là vì, chương trình học phổ thông rất nặng, lại lo học các môn chuyên Toán để thi đại học. Năm lớp 12, Công Lý ngưng hẳn việc đầu tư cho môn Anh văn, đợi đến lúc đậu đại học, em mới trở lại, theo học các lớp Anh văn dành cho người lớn.

"Càng đầu tư, môn học này càng trở thành đam mê tự lúc nào không biết. Em tiếp thu khá nhanh và nhiều khi nghĩ lại, thấy mình đã bỏ khá nhiều thời gian cho nó", Lý cho biết.

Với chàng sinh viên ĐH Kinh tế, việc học tiếng Anh cũng như việc xây nhà. Vốn từ vựng là nguyên liệu quan trọng để bắt đầu. Hiểu được như thế, Công Lý luôn tận dụng mọi điều kiện có thể trong cuộc sống để học và trau dồi vốn từ. Em cũng thường vào mạng đọc những trang báo tiếng Anh để học từ vựng. Các bộ phim nước ngoài cũng là một trong những "công cụ" giúp Lý rèn luyện kỹ năng nghe.

Cuối năm 2009, Công Lý từng tham gia cuộc thi chứng chỉ TOEIC quốc tế đạt được kết quả cao với số điểm 955. Tuy nhiên vẫn không bằng lòng, trong tháng 8 vừa qua, em tiếp tục một lần nữa thử sức và đạt số điểm tuyệt đối. Hiện Công lý là sinh viên xuất sắc của khoa Ngân hàng, ĐH Kinh tế TP HCM. Điểm tổng kết các năm đều trên 8.0.
Nguồn VN Express

Địa chỉ : 292 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, Tp.HCM
Hotline : 090 999 01 30 - (08) 3601 6727
liên hệ : info@newsky.edu.vn

Nhóm từ trùng điệp trog tiếng Anh

1. all in all: tóm lại
2. arm in arm: tay trong tay
3. again and again: lặp đi lặp lại
4. back to back: lưng kề lưng
5. by and by: sau này, về sau
6. day by day: hàng ngày về sau
7. end to end: nối 2 đầu
8. face to face mặt đối mặt
9. hand in hand: tay trong tay
10. little by little: dần dần
11. one by one: lần lượt, từng cái 1
12. shoulder to shoulder: vai kề vai, đồng tâm hiệp lực
13. time after time: nhiều lần
14. step by step: từng bước
15. word for word: từng chữ một
16. sentence by sentence: từng câu một
17. year after year: hàng năm
18. nose to nose: gặp mặt
19. heart to heart: chân tình
20. leg and leg: mỗi bên chiếm một nửa
21. mouth to mouth: mỗi bên chiếm một nửa
22. head to head: rỉ tai thì thầm
23. hand over hand: tay này biết tiếp tay kia
24. eye for eye: trả đũa
25. bit by bit: từng chút một
26. more and more: càng ngày càng nhiều Địa chỉ :292 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, Tp.HCM
hotline : 090 999 01 30 - (08) 3601 6727
 liên hệ :info@newsky.edu.vn

8 bí quyết giúp bạn vượt qua kì thi IELTS



1. IELTS là một bài kiểm tra tiếng Anh – vì vậy hãy tìm và theo học một giáo viên tiếng Anh giỏi

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS là học tiếng Anh thật tốt. Các ứng viên thường quên điều này. Họ chỉ ôn luyện theo chiến lược, đề cương và tin rằng đó là cách tốt nhất để vượt qua. Không phải vậy. Lời khuyên và chiến lược chỉ có hiệu quả nếu tiếng Anh của bạn đủ tốt. Giảng viên phải nhiệt tình và có trình độ cao, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của học viên và còn cung cấp những lưu ý để đạt điểm cao khi làm bài IELTS thực tế. Hàng tuần học viên nên có 1 buổi học với giáo viên nước ngoài để luyện phát âm và thảo luận những chuyên đề thường gặp trong kì thi IELTS, giúp học viên tự tin hơn trong phần thi nói (speaking).

2. Tìm hiểu từ những lỗi sai của bạn

Đây là một nguyên tắc căn bản của việc học ngôn ngữ. Bạn sẽ mắc những sai lầm. Nhưng đây không phải là vấn đề, vấn đề là bạn phải học tập từ những sai lầm đó để không lặp lại nữa. Những gì bạn cần làm là học tập để sửa chữa những lỗi sai đó.

Hãy nhờ thầy, cô giáo hoặc một người bạn chỉ ra những cái sai trong cách học, làm bài tập của bạn. Hãy lên một danh sách những lỗi sai của bạn.

Nếu bạn phải làm một bài tập khó, hãy làm đi làm lại để nhớ. Hãy trau dồi cả ở kỹ năng nói, viết, đọc và nghe. Hãy tiếp tục làm bài kiểm tra, sửa lỗi nó, hãy xem những câu trả lời đúng để rút kinh nghiệm cho mình. Hãy làm bài kiểm tra một lần nữa cho đến khi bạn nhớ và hiểu rõ vấn đề.

3. Hãy trả lời thật nhiều câu hỏi

Hãy tìm các trang web và sách gợi ý cho về các kỹ năng và thủ tuật. Sự thật, trong kỳ thi, việc duy nhất bạn cần làm là đọc/nghe câu hỏi và trả lời nó. Hãy trả lời các câu hỏi và rút cho mình những kinh nghiệm quý giá.

4. Nhận ra rằng không phải ai cũng giống ai

Có thể bạn đã biết có những người có thể cải thiện điểm số IELTS của họ chỉ trong một tháng. Họ có thể từ 6.0 có thể lên 7.0 rất nhanh. Mối nguy hiểm là bạn quá chủ quan và tin rằng bạn cũng chỉ cần một vài tuần.

Vấn đề là nhiều / hầu hết mọi người gặp vấn đề với tiếng Anh căn bản, chứ không phải bài thi IELTS. Bạn sẽ cảm thấy chủ quan khi đọc được quá nhiều mẹo đơn giản để làm bài thi IELTS và nghĩ rằng chỉ cần làm đúng như vậy bạn sẽ đậu. Mọi chuyện không đơn giản như bạn nghĩ, bạn cần một thầy cô giáo để chỉ bảo.

5. Hãy tập trung khi làm bài thi

Những gì bạn làm trước khi thi và trong kỳ thi là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trong kỳ thi, sẽ chỉ có một điều trong đầu của bạn: đọc / nghe các câu hỏi và trả lời. Nếu bạn nghĩ quá nhiều, sau đó bạn không thể tập trung vào bài thi của bạn. Tất cả các kỹ năng phải đến một cách tự động: bạn đừng lãng phí thời gian suy nghĩ về chúng. Hãy tập trung!

Những gì bạn cần làm trước khi thi là thực hành những kỹ năng một cách cẩn thận. Khi bạn học kỹ năng mới, bạn có thể học chậm chạp hơn. Đừng lo lắng. Bạn vẫn đang học tập và học tập là một quá trình tích cực.

6. Hãy hiểu tiếng Anh, thay vì nhớ nó

Bạn không có nhiều thời gian. Bạn cần phải vượt qua kỳ thi càng sớm càng tốt. Bạn cố gắng ghi nhớ tiếng Anh, các câu hỏi và câu trả lời để hoàn thành tốt một bài thi. Đây là một lỗi lớn. Hãy tránh xa lỗi này.

7. Hãy học tiếng Anh tổng quát

Các ứng cử viên chỉ học để thi IELTS thường gặp khó khăn : hoặc là họ cảm thấy chán (IELTS thực sự khá nhàm chán) hoặc họ không hiểu tại sao họ cần phải học tiếng Anh. Hãy học và hiểu tiếng Anh tổng quát trước khi luyện thi IELTS.

8. Tìm hiểu các dạng bài kiểm tra

Đây là một điều quá rõ ràng rồi. IELTS có dạng bài kiểm tra. Và bạn cần tìm hiểu và ghi nhớ cấu trúc các dạng bài để có thể thành thục và tự tin trong bài thi quan trọng này.

Những khác biệt giữa phong cách đại học Anh và Mỹ



- Trang phục đến trường:

Ở California, sinh viên đi học ăn mặc khá giản dị, có thể với quần áo thể thao, thường đi dép tông hoặc giày thể thao đến trường. Trong khi đó, sinh viên Anh ăn mặc lịch sự hơn. Hầu như không bao giờ có đôi dép tông xuất hiện ở giảng đường đại học, có thể một phần vì thời tiết lạnh.
Các sinh viên Mỹ hay dùng ba lô hơn, còn ở Anh, túi xách cho nữ và túi đeo chéo cho nam lại là thời trang phổ biến khi đến trường của cánh sinh viên.

- Phương tiện đi học: Sacramento là một thành phố rất rộng của California nên sinh viên hay đi học bằng ô tô. Bạn tôi vẫn thường rất căng thẳng khi phải tìm chỗ đỗ xe trong trường vì có quá nhiều xe của sinh viên. Ngoài ra, sinh viên Mỹ, đặc biệt là nam, rất hay đi lại trong khuôn viên trường bằng ván trượt. Ở Anh ván trượt hầu như không có và sinh viên thường đi học bằng xe buýt vì các tuyến xe buýt ở xứ sở sương mù này rất thuận tiện. Người dân Mỹ ít đi xe buýt hơn vì hệ thống phương tiện công cộng không được tốt như ở châu Âu.

Khuôn viên trường Mỹ rộng như công viên nên đi lại bằng ván trượt rất thuận tiện. Đằng xa bên phải là bãi đỗ xe của trường.

- Sách giáo khoa: Ở Mỹ gần như môn học nào cũng yêu cầu mua sách giáo khoa và đây là thứ có giá rất đắt đỏ, kể cả khi bạn chỉ thuê về học. Sách cho môn Nghệ thuật phục hưng có giá khoảng 70 USD (hơn 1.5 triệu đồng) nếu thuê một học kỳ và 120 USD (2.6 triệu đồng) nếu mua hẳn.
Trường đại học của tôi ở Anh không bắt buộc mua sách giáo khoa, mà phát tài liệu học từng buổi một hoặc tải lên mạng.

- Bài tập: Các môn học ở Mỹ có nhiều bài kiểm trai và bài tập nhỏ hàng tuần hơn tại Anh. Các sinh viên sẽ phải viết bài ra giấy và nộp lấy điểm. Trong khi tại Anh, sinh viên chỉ cần thảo luận ngay trên lớp.

Khi học tại Mỹ tôi phải làm bài tập hàng tuần (khoảng 150 từ), cứ khoảng 3-4 tuần có một bài trắc nghiệm, ngoài ra còn có các bài luận, thi giữa kỳ và cuối kì. Đại học ở Anh thì dùng nhiều bài luận dài hơn. Một học kỳ thường có hai bài luận, mỗi bài dài 1500 từ và một bài kiểm tra viết 2 tiếng cuối kỳ.

- Đề cương ôn thi: Đôi khi ở Mỹ, sinh viên sẽ được phát đề cương và biết trước câu hỏi trong bài kiểm tra. Tại các đại học Anh, câu hỏi rất ít khi được tiết lộ, sinh viên chỉ có thể tham khảo đề của các năm trước.

- Nhận xét của giảng viên: Ở Mỹ bài luận phải in ra rồi nộp trong khi ở Anh thường nộp qua Turnitin  một hệ thống mạng dành riêng cho việc nộp bài tập. Giảng viên Mỹ hay viết nhận xét bằng bút chì còn giảng viên Anh thì đánh máy và tải lên mạng. Đặc biệt là những lời nhận xét của giảng viên Mỹ khá thân thiện, cởi mở, còn văn phong của giảng viên Anh thì nghiêm túc hơn.

- Dụng cụ học tập: Sinh viên Mỹ hay dùng bút chì kim, sinh viên Anh thường dùng bút chì gỗ. Tại các cửa hàng văn phòng phẩm ở Mỹ, có nhiều sự lựa chọn cho bút chì kim, còn bút chì gỗ thì ít phổ biến hơn.- Điểm thưởng: Giảng viên Mỹ cho sinh viên rất nhiều cơ hội lấy điểm thưởng. Ví dụ ở môn Nghệ thuật hiện đại, khi đi xem triển lãm liên quan đến môn học rồi viết một đoạn văn cảm nhận, sinh viên được cộng 5-15 điểm. Khi học tại Anh, tôi chưa thấy có điểm thưởng này.

- Quà tặng và linh vật: Trường ở Mỹ rất hay tặng quà miễn phí cho sinh viên, nhất là những món quà liên quan đến linh vật của trường như: cốc, ba lô và đồ lưu niệm. Trường ở Anh thì không có linh vật và không có nhiều quà tặng.

- Hoạt động ngoài trời: Đại học Mỹ có nhiều hoạt động ngoài trời trong khuôn viên của trường hơn đại học ở Anh. Có thể vì ở bang California, thời tiết ôn hoà, trời nắng nhiều nên sinh viên rất thích dành thời gian ngồi dưới tán cây hay chơi thể thao trên bãi cỏ. Tại Anh, trừ khi trời nắng, sinh viên hay ngồi đọc sách trong một quán cà phê thư thái hay học trong thư viện nhà trường.

Không phải trường nào ở Mỹ hay ở Anh cũng giống những gì tôi mô tả ở trên. Đây chỉ là trải nghiệm của riêng tôi và cá nhân tôi cho rằng, kiểu đại học của Anh hay Mỹ đều có điểm thu hút riêng và dễ thích nghi.

CÁCH SỬ DỤNG LITTLE, A LITTLE, FEW, A FEW, MANY, MUCH


 Little + danh từ không đếm được: rất ít, không đủ để (có khuynh hướng phủ định)
I have little money, not enough to buy groceries.
- A little + danh từ không đếm được: có một chút, đủ để
I have a little money, enough to buy groceries
- Few + danh từ đếm được số nhiều: có rất ít, không đủ để (có tính phủ định)
I have few books, not enough for reference reading
- A few + danh từ đếm được số nhiều: có một chút, đủ để
I have a few records, enough for listening.
- Trong một số trường hợp khi danh từ ở trên đã được nhắc đến thì ở phía dưới chỉ cần dùng little hoặc few như một đại từ là đủ (cũng giống như đối với other/another; this/that).
Are you ready in money. Yes, a little.
- Quite a few + danh từ đếm được = Quite a bit + danh từ không đếm được = Quite a lot of + noun = rất nhiều cái gì đó.

Many và Much thường đứng trước danh từ. Many đi với danh từ đếm được và Much đi với danh từ không đếm được:
She didn’t eat much breakfast.
(Cô ta không ăn sáng nhiều)
There aren’t many large glasses left.
(Không còn lại nhiều cốc lớn)
- Tuy nhiên much of có thể đi với tên người và tên địa danh:
I have seen too much of Howard recently.
(Gần đây tôi hay gặp Howard)
Not much of Denmark is hilly.
(Đan mạch không có mấy đồi núi)
- Many/much of + từ hạn định (a, the, this, my... ) + noun.
You can’t see much of a country in a week.
(Anh không thể biết nhiều về một nước trong vòng một tuần đâu.)
I won’t pass the exam. I have missed many of my lessons.
(Tôi sẽ không thoát được kỳ thi này mất, tôi bỏ quá nhiều bài.)
- Many và much dùng nhiều trong câu phủ định và câu nghi vấn, trong câu khẳng định có thể dùng các loại từ khác như plenty of, a lot, lots of... để thay thế.
How much money have you got? I’ve got plenty.
He got lots of men friends, but he doesn’t know many women.
- Tuy vậy trong tiếng Anh, much và many vẫn được dùng bình thường trong câu khẳng định.
Much has been written about the causes of unemployment in the opinion of many economists.
Much dùng như một phó từ (much đứng trước động từ nhưng đứng sau very và sau cấu trúc phủ định của câu):
I don’t travel much these days. (much = very often)
I much appreciate your help. (much=highly)
Trung Tâm Tiếng Anh NEWSKY

NHỮNG ĐỘNG TỪ LUÔN ĐI KÈM VỚI GIỚI TỪ "IN"



To beliveve in st/sb: tin tưởng cái gì / vào ai
To delight in st: hồ hởi về cái gì
To employ in st: sử dụng về cái gì
To encourage sb in st: cổ vũ khích lệ ai làm cái gì
To discourage sb in st: làm ai nản lòng
To be engaged in st: tham dự ,lao vào cuộc
To be experienced in st: có kinh nghiệm về cái gì
To help sb in st: giúp ai việc gì
To include st in st: gộp cái gì vào cái gì
To indulge in st: chìm đắm trong cái gì
To instruct sb in st: chỉ thị ai việc gì
To be interested in st /doing st: quan tâm cái gì /việc gì
To invest st in st: đầu tư cái gì vào cái gì
To involed in st: dính lứu vào cái gì
To persist in st: kiên trì trong cái gì
To share in st: chia sẻ cái gì
To share st with sb in st: chia sẻ cái gì với ai
To be deficient in st: thiếu hụt cái gì
To be fortunate in st: may mắn trong cái gì
To be honest in st /sb: trung thực với cái gì
To be enter in st: tham dự vào cái gì
To be weak in st: yếu trong cái gì


Trung Tâm Ngoại Ngữ NEWSKY

Phân biệt in spite of/ despite, although va even though trong tiếng Anh

Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu đến các bạn cách phân biệt 3 cụm từ đồng nghĩa in spite of/ despite, although và even though:

In spite of / despite 

+ Sau in spite of và despite chúng ta sử dụng một danh từ hoặc một đại từ
- We enjoyed our camping holiday in spite of the rain. (Chúng tôi vui vẻ cắm trại mặc dù trời mưa).
- Despite the pain in his leg he completed the marathon. (Cho dù vết thương ở chân, cậu ấy vẫn cố gắng hoàn thành phần chạy marathon).
- Despite having all the necessary qualifications, they didn’t offer me the job. (Cho dù có đủ những phẩm chất cần thiết, họ cũng không nhận tôi vào làm việc).

+ Nhớ rằng danh động từ chính là dạng danh từ của động từ.

Although

+ Sau although chúng ta sử dụng một chủ ngữ và một động từ

- We enjoyed our camping holiday although it rained every day.(Chúng tôi vui vẻ cắm trại cho dù ngày nào trời cũng mưa.)
- Although he worked very hard, he didn’t manage to pass the exam.(Cho dù học chăm nhưng cậu ấy vẫn không thể qua nổi kỳ thi,)
-The holiday was great although the hotel wasn’t very nice.(Kỳ nghỉ rất tuyệt cho dù khách sạn không được tốt lắm).

+ Chúng ta có thể sử dụng in spite of và despite với với một mệnh đề bao gồm cả chủ ngữ và vị ngữ nếu như sử dụng “the fact that”.

- In spite of the fact that he worked very hard, he didn’t manage to pass the exam.
- Despite the fact that he worked very hard, he didn’t manage to pass the exam.
(Cho dù học tập chăm chỉ, cậu ấy vẫn chưa qua nổi kỳ thi.)

Even though


+ Even though có sắc thái ý nghĩa mạnh hơn although

- We decided to buy the house even though we didn’t really have enough money.(Chúng tôi vẫn mua nhà cho dù chúng tôi thực sự không có đủ tiền.)
- You keep making that stupid noise even though I’ve asked you to stop three times. (Cậu vẫn tiếp tục tạo ra những âm thanh ngu ngốc cho dù tôi đã nhắc nhở cậu ba lần rồi.)
+ Giống như although, even though cũng được theo sau bởi một mềnh đề gồm chủ ngữ và động từ.

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Phân biệt các loại giới từ chỉ thời gian trong tiếng Anh

Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu đến các bạn bài viết hướng dẫn cách sử dụng đúng các giới từ chỉ thời gian in,on,at trong tiếng Anh:

* AT: để chỉ thời gian chính xác
* IN: dùng cho tháng, năm, thế kỷ và những thời kỳ dài
* ON: cho thứ, ngày

Vd:
at 3 o’clock / at 10.30am / at noon / at dinnertime  / at bedtime / at sunrise / at sunset / at the moment
in May/ in summer/ in 1990/ in the next century/ in the Ice Age/ in the past
on Sunday/ on Tuesdays/ on 6 March/ on 25 Dec. 2010/ on Christmas Day/ on Independence Day/ on my birthday/ on New Year’s Eve

Vd:
I have a meeting at 9am.
The shop closes at midnight.
Jane went home at lunchtime.
In England, it often snows in December.
Do you think we will go to Jupiter in the future?
There should be a lot of progress in the next century.
Do you work on Mondays?
Her birthday is on 20 November.
Where will you be on New Year’s Day?

Chú ý sử dụng giới từ AT trong một số cụm từ tiêu chuẩn sau:

at night (The stars shine at night.)
at the weekend (I don’t usually work at the weekend.)
at Christmas/Easter (I stay with my family at Christmas.)
at the same time (We finished the test at the same time.)
at present (He’s not home at present. Try later.)

* Chú ý sử dụng giới từ In và ON trong một số cụm từ tiêu chuẩn sau:

in the morning /on Tuesday morning
in the mornings /on Saturday mornings
in the afternoon(s) /on Sunday afternoons
in the evening(s) /on Monday evening

* Khi ta dùng last, next, every, this thì không dùng giới từ at, in, on nữa:

I went to London last June. (not in last June)
He’s coming back next Tuesday. (not on next Tuesday)
I go home every Easter. (not at every Easter)
We’ll call you this evening. (not in this evening)

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Những điều cần biết trước khi học tiếng Anh

Để học tốt một ngôn ngữ không chỉ đơn giản là mua sách tự học hoặc đăng kí vào các khóa học là có thể học tốt được. Tiếng Anh đòi hỏi bạn phải dành một khoảng thời gian nhất định để theo học và có một cách nhìn, một phương pháp rõ ràng để luyện tập. Việc thành công trong việc học ngoại ngữ phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân, phương pháp và sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm.
 Tiếng Anh là một phương tiện giao tiếp là công cụ hữu ích giúp bạn có thể đạt được một tương lai đang hướng đến. Để giỏi tiếng Anh bạn cần thời gian để thấm, bạn cần tích lũy đủ từ vựng cấu trúc, bạn sẽ giỏi lên một cách tự nhiên, bên cạnh đó, rèn luyện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc , viết. Tuy nhiên đừng so sánh với những người đã học tiếng Anh quá lâu và quá nhiều, như thế sẽ gây nhàm chán. Bạn cũng không nên loại bỏ các hoạt động hàng ngày để chỉ học tiếng Anh, vì tiếng Anh là công cụ mà chúng ta sẽ có thể dùng trong tương lai chứ không thể trở thành tương lai của bạn được.

Hãy chịu khó đợi cảm hứng học tiếng Anh đến với bạn. Có nhiều học viên vội vàng đăng kí vào một khóa học tiếng Anh bất kì mà chưa cảm thấy thực sự hào hứng hoặc muốn tìm hiểu đối với ngoại ngữ này. Thật ra khi bạn đến các trung tâm , họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn trong suốt quá trình học, thầy cô, cũng như những người học giỏi ở đây sẽ giúp bạn có thêm động lực. Tuy nhiên , nguồn cảm hứng đến từ chính bạn  mới thực sự thúc đẩy bạn nỗ lực phấn đấu trên con đường luyện tập dài hơi. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, hoặc hoạt động ngoại khóa để giao lưu và kết bạn, họ có thể giúp bạn hoàn thiện kĩ năng giao tiếp ngày càng tốt hơn, và cảm thấy yêu thích, muốn tìm tòi và sử dụng ngôn ngữ này hơn.
Hãy lên một kế hoạch cụ thể và kiên trì với nó. Bạn sẽ khó lòng đạt được kết quả như ý muốn nếu thiếu kế hoạch trước khi bắt đầu học ngoại ngữ. Bạn có thể tạo ra kế hoạch luyện tập hoàn hảo trong khi chưa biết gì nhiều về tiếng Anh. Bạn có thể áp dụng bất kỳ công thức thành công nào trong quá khứ mà bạn từng trải qua. Nếu bạn là một người giỏi toán và có thể ngồi kiên trì để giải một đề toán trong vòng 3h liên tục, thì  hãy  dùng trải nghiệm đó để áp dụng vào tiếng Anh. Hãy tận dụng những trải nghiệm thành công của chính mình trước khi tham khảo kinh nghiệm từ người khác. Bạn cũng nên tìm tòi và thử các phương pháp mới hiệu quả hơn.
Bạn hãy lựa chọn cho mình những tài liệu ( sách, báo, nhạc, flash card...) phù hợp hoặc từ những người đi trước luôn là các kênh hữu dụng đển bạn tham khảo những tài liệu nào bạn cần đầu tiên. Đừng bắt đầu bằng những tài liệu có khối lương kiến thức quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy chán vì không biết khi nào mới học xong nó. Lực chọn những tài liệu khởi đầu đơn giản có thể hoàn thành  trong vòng 7 đến 10 ngày luyện tập, bạn có thể tự chốt lại mình đã bắt đ62u như thế nào, xem xét mức độ tiến bộ sau khoảng thời gian ngắn đó. Khối lượng kiến thức trong sách sẽ tăng dần theo khả năng Anh ngữ của bạn.

Bạn hãy đặt ra cho mình thời điểm cụ thể để kết thúc trước khi bắt đầu làm nó. Vì đó chính là deadline để buộc bạn phải hoàn thành nó. Thời điểm  kết thúc có thể là lúc tốt nghiệp THPT, đại học hay có thể trong vòng 3 thàng, 6 thha1ng. Dĩ nhiên, đó phải là thời điểm cần thiết và được àm nổi bật trong kế hoạch của bạn. Bạn sẽ dễ dãi với bản thân và không đạt được mục đích nếu không đặt cho mình một kế hoạch để hoàn thành.