Địa chỉ học tiếng Anh giao tiếp tại TpHCM

Tiếng Anh giao tiếp là 1 phần quan trọng nhất của tiếng Anh, nó giúp bổ trợ nhiều không những cho việc ôn luyện các chứng chỉ của tiếng Anh, mà cả trong công việc, trong cuộc sống. Thế nhưng, việc học tập hay làm quen 1 thứ ngôn ngữ mới tuy không quá khó, nhưng cũng không hề dễ dàng... Cùng với việc học tiếng Anh thông qua giao tiếp với bạn bè, ở công viên, câu lạc bộ, ... Một địa chỉ học tiếng Anh giao tiếp, đặc biệt tại TpHCM là rất quan trọng, nếu bạn được tiếp nhận phương pháp học phù hợp với chính bạn, cùng sự tận tâm của giáo viên thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Và bạn sẽ nhận ra rằng: học tiếng Anh không quá khó.

NEWSKY là một trong những địa chỉ dạy học tiếng Anh giao tiếp tại TpHCM lâu năm với nhiều thế hệ học viên. Các chương trình tiếng Anh giao tiếp tại Trung tâm tiếng Anh NEWSKY gồm:

  • Lớp căn bản: dành cho người mất gốc
  • Trình độ sơ cấp 1: dành cho học viên từng học tiếng Anh, nhưng không biết cách sử dụng trong giao tiếp.
  • Các trình độ cao hơn gồm: sơ cấp 2, sơ trung cấp, trung cấp, cao trung cấp, cao cấp.
Các khóa học giao tiếp tại trung tâm đi từ cơ bản đến nâng cao, giáo viên là người Việt Nam giàu kinh nghiệm kết hợp với giáo viên là người nước ngoài (tùy trình độ học viên cụ thể) giúp cho học viên có lộ trình học và rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng Anh xuyên suốt hơn.



Một lớp học tiếng Anh giao tiếp tại NEWSKY TpHCM như thế nào?
  • Lớp học chỉ tối đa 12 học viên để đảm bảo tối đa nhất chất lượng cho học viên.
  • Phương pháp thực hành nhiều, ngẫu nhiên giúp hình thành thói quen giao tiếp, phản xạ 1 cách tự nhiên.
  • Học tiếng Anh theo nhóm, thảo luận các chủ đề 1 cách thú vị.
  • Học các câu giao tiếp, chủ đề giao tiếp thông dụng, sử dụng nhiều trong cuộc sống, công việc, ...
  • Ứng dụng sau mỗi buổi học.
Trung tâm tiếng Anh NEWSKY, là một trong những Trung tâm tiếng Anh tại TpHCM có bề dày lịch sử lâu năm với hơn 15 năm (từ năm 2001) kinh nghiệm giảng dạy.

Để được tư vấn học tiếng Anh giao tiếp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ:
Liên hệ: 090 999 0130 - (08) 3601 6727

Những bẫy thường gặp trong bài thi TOEIC Listening

Trung tâm tiếng Anh Newsky xin lưu ý đến các bạn học viên những bẫy thường bắt gặp trong phần thi TOEIC Listening và cách để phòng tránh:

Phần 1(Pictures) 
Gồm 10 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó. Phần này được coi là dễ nhất trong bài thi nghe vì câu miêu tả ngắn và dễ nghe. Tuy nhiên, bạn đừng coi thường nó vì nó thường cố tình gây nhầm lẫn ở một điểm nào đó. Ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau và có một câu đại thể như “They are having a meeting” hoặc “they are discussing a problem” nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một hướng và chẳng có vẻ họp hành gì cả. Cuối cùng nó cho một câu “Three of them are wearing glasses” và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo. Vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh …. Rõ ràng là rất dễ gây nhầm lẫn. Đây là một bẫy vô cùng phổ biến trong đề thi tranh. Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức tranh và rất nhanh hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng chi tiết nhỏ trên bức tranh, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.

Phần 2(Question-response) 
Gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả lời. Bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó . Phần này được cho là có nhiều bẫy nhất, nhưng cũng là phần dễ ăn điểm nhất trong đề thi. Mặc dù có nhiều bẫy nhưng các bẫy ở đây cũng rất dễ nhận biết.. Phần này khó hơn phần bức tranh một chút, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh. Ví dụ như:

Q:When did your flight take off?
A:

- I fired it yesterday.
- It was flying in the air three days ago.
- It took off at 3.00 last Sunday.

Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ “fired” và “flying” vì nó nghe “giông giống” với “flight” ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên quan vì “take” bị chia thành quá khứ đơn “took” lại còn có thời điểm 3.00 nữa chứ nghe loằng ngoằng thế chắc không phải. Vậy nên bạn chọn vào câu 1 hoặc 2 , đương nhiên là đáp án sai. Trong phần 2, bẫy “similar sounds” được sử dụng “hết công suất”. Để tránh bẫy này, các bạn cần hết sức chú ý đến các âm đồng âm, khác nghĩa, hoặc những âm có cách phát âm na ná giống nhau bởi khả năng sai ở các câu này tương đối lớn. Thêm nữa, hãy chú ý rằng trong phần 2, nếu trong câu hỏi và câu trả lời có các từ giống nhau được lặp lại, thì khả năng đáp án đó sai là rất lớn. Bạn cần tập trung để có cơ sở xác định đáp án đó là sai.

Phần 3(Short conversations)
Gồm 30 câu nghe đoạn hội thoại sau đó trả lời câu hỏi, phần này lại “khoai” hơn hai phần trước một chút. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì thực tế chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic nữa. Chẳng hạn như trong đoạn hội thoại nói sau:

“…….
A: When will the meeting be taken place?
B: It was planned to be on Friday, but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday next week.
A: When will Mr John arrive?
B: He said to me that he will arrive on Sunday.
…..”

Và câu hỏi đặt ra cho bạn là:
“When will Mr John have a meeting?”

A. On Friday
B. On Monday
C. On Sunday
D. Next week

Vậy nếu bạn nghe không rõ cái chỗ “but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday” thì sẽ bị nhầm lẫn hết cả. Rõ ràng, bạn nghe thấy có hết cả các ngày trong đoạn hội thoại nhưng không biết ngày nào mới chính xác. Bạn phải tư duy một chút và chú ý lắng nghe mới trả lời chính xác được thời điểm đúng. Chú ý trong phần 3 này, thứ tự các câu hỏi có thể bị xáo trộn một chút so với nội dung của đoạn hội thoại, chẳng hạn như đáp án của câu hỏi 1 ở đoạn giữa, nhưng đáp án của câu hỏi 2 lại ở đoạn đầu của đoạn hội thoại. Nếu bạn không chú ý ở điểm này, bạn rất dễ đưa ra đáp án sai hoặc bỏ qua chi tiết đưa ra đáp án đúng.

Phần 4(Short talks)
Gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tập trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

16 động từ thông dụng trong tiếng Anh - Phần 2

Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu 16 động từ phổ biến trong tiếng Anh mà bạn sẽ thường xuyên gặp hoặc sử dụng:
6. To get: dùng để diễn tả bạn có một thứ gì đó hoặc một thông tin hay kiến thức mới. Ví dụ: "I get a car" (Tôi có một chiếc ôtô).

7. To make: nghĩa là tạo ra một thứ gì đó hoặc buộc một ai làm cái gì. Loại động từ này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, khi bạn nói về việc kiếm tiền, bạn có thể sử dụng câu "He makes a lot of money" (Anh ấy kiếm được nhiều tiền). Khi nói về việc "biến" cái này thành cái khác, bạn có thể nói "You can make butter from milk" (Bạn có thể làm bơ từ sữa)...

8. To know: động từ này mang nghĩa chỉ về việc bạn biết hoặc nhận thức được điều gì đó, quen biết với ai hoặc biết chắc về sự việc. Ví dụ: "I just know that Paris is the capital of France" (Tôi biết rằng Paris là thủ đô của Pháp).

9. To take: nghĩa là kiếm được, mang, nhận, dẫn... Động từ này có khá nhiều nghĩa. Bạn còn có thể dùng để diễn tả việc mình mất thời gian làm một việc. Ví dụ: "Will it take you a week to learn this word or a day? (Bạn sẽ mất một tuần hay một ngày để học từ này?).

10. To see: dùng để nói về sự vật, sự việc bạn nhìn thấy hoặc mô tả việc bạn gặp một ai. Ví dụ: "I saw my friend last night" (Tôi đã gặp bạn của tôi tối qua).

11. To look: sử dụng khi bạn có một mục đích nào đó. Ví dụ: "Look closely at this tree. Do you know what kind it is?" (Hãy nhìn thật kỹ vào cái cây này. Bạn có biết nó là cây gì không?). Bạn cũng có thể sử dụng động từ này để mô tả sự xuất hiện của nhân vật. Ví dụ: "You look happy today" (Hôm nay trông bạn thật vui vẻ) hoặc dùng để khen ngợi hay thể hiện sự ngưỡng mộ như "I look up to her" (Tôi luôn kính trọng cô ấy) .

12. To come: nghĩa là tới hoặc xảy ra. Từ "come" và "go" đều chỉ về sự di chuyển nhưng theo những hướng khác nhau. "To come" là hướng về, còn "to go" là rời khỏi. Ví dụ: " I go to work in the morning, I come home at night (Tôi đi làm vào buổi sáng, tôi trở về nhà vào ban đêm).

13. To think: sử dụng khi bạn đang muốn nêu ý kiến, một sự việc không có thật. Động từ này còn sử dụng khi bạn đề cập tới một điều không chắc chắn hoặc muốn đề nghị một việc gì đó. Ví dụ: "I think it will rain" (Tôi nghĩ trời sẽ mưa) hoặc "I thought we might go swimming later" (Tôi nghĩ chúng ta có thể đi bơi sau đó).

14. To want: động từ này mô tả mong muốn của một người. Bạn có thể muốn những thứ thuộc về vật chất như tiền bạc, công việc tốt; những thứ liên quan tới tình cảm như tình yêu... Bạn cũng có thể chỉ đơn giản là muốn nói chuyện, chia sẻ với ai đó về một vấn đề. Ví dụ: "I want to eat cake" (Tôi muốn ăn bánh ngọt).

15. To give: có nghĩa là cho, di chuyển, dọn, dời... Bạn có thể tặng quà (give gifts), gửi lời nhắn tới ai đó (give your word to someone) hoặc gọi điện thoại cho bạn bè (give someone a call on your phone). Bạn cũng có thể sử dụng động từ này khi muốn chuyển một vật từ nơi này sang nơi khác.

16. To use: từ "use" có nhiều cách để sử dụng. Bạn có thể dùng "use" để nhớ về một điều gì đó. Ví dụ: "I used to have red hair but then I dyed it black" (Tôi từng có mái tóc màu đỏ nhưng giờ tôi đã nhuộm lại màu đen).

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

16 động từ thông dụng trong tiếng Anh - Phần 1

Trung tâm tiếng Anh Newsky xin giới thiệu 16 động từ phổ biến trong tiếng Anh mà bạn sẽ thường xuyên gặp hoặc sử dụng:

1. To be: được sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Anh, dùng để nói về những điều xảy ra, tồn tại, đề cập đến bản thân hoặc người khác.

2. To have: mang nghĩa là có, nắm giữ, trải qua, cần phải làm một điều gì đó. Cách sử dụng tốt nhất là coi "have" như một trợ động từ để nói về một điều đã xảy ra và bây giờ đã kết thúc. Ví dụ: bạn có thể nói "I have eaten here" (Tôi từng tới đây ăn) hoặc "I had been reading when he visited yesterday" (Tôi đang đọc sách khi anh ấy tới ngày hôm qua) để nói rằng việc đọc sách của bạn bị gián đoạn bởi một người khác.

3. To do: mang nghĩa thực hiện một hành động, chỉ việc đạt được cái gì đó hay đơn giản là hành động nói chung. Từ "to do" thường được sử dụng trong tình huống khi các cặp vợ chồng nói "I do" (Tôi đồng ý) hay nhằm để động viên "You can do it" (Bạn có thể làm được điều đó). Ngoài ra, bạn sẽ sử dụng động từ này thường xuyên khi đặt câu hỏi và chúng hay đứng ở đầu câu như "Do you know English" (Bạn có biết tiếng Anh không?) hay "Did you feed the fish?" (Bạn đã cho cá ăn chưa?).

4. To say: được sử dụng để diễn đạt ý kiến của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc hiểu cách sử dụng động từ "say", "speak" và "tell", bạn hãy nhớ cách phân biệt dưới đây:

- Dùng "say" khi bạn trích dẫn hoặc nhắc lại câu nói của một ai đó. Ví dụ: "She said she's coming to the part" (Cô ấy nói rằng cô ấy đang tới bữa tiệc).
- Dùng "tell" khi bạn đang nói với một ai đó. Ví dụ: "I told you that wouldn't work". (Tôi đã bảo với bạn là sẽ không làm việc).
- Dùng "speak" hoặc "talk" khi bạn đang phát biểu hoặc trong một cuộc trò chuyện quan trọng. Ví dụ: "I spoke with the professor" (Tôi đã nói chuyện với các giáo sư).

5. To go: được sử dụng trong trường hợp diễn tả việc bạn đang đi đâu đó, đang phàn nàn về một vấn đề cụ thể... Ví dụ: "I go to school everyday" (Tôi đi học hằng ngày).

(còn tiếp)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

12 từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh

Grammar.net đã liệt kê ra 12 từ những người học tiếng Anh trên thế giới thường hiểu sai nghĩa, bao gồm các lỗi sai điển hình: nhầm dạng từ ("alternate" với "alternative".), hiểu theo nghĩa của từ khác có cách viết tương tự ("proscribe" với "proscribe") hay chưa phân biệt được cách dùng của từ ("less" với "few").

"Historical" /hɪˈstɒrɪk(ə)l/ và "historic" /hɪˈstɒrɪk/:
"Historical" có nghĩa "related to the study of things from the past" - thuộc về lịch sử.
"Historic" có nghĩa "important or likely to be important in history" - mang tính lịch sử, quan trọng.

"Novel" /ˈnɑː.vəl/ thường bị hiểu nhầm là "bất kỳ cuốn sách nào" trong khi danh từ này có nghĩa "a ​long ​printed ​story about ​imaginary ​characters and ​events" - tiểu thuyết, sách viết về một câu chuyện dài với nhân vật, tình tiết tưởng tượng.

"Less" /les/có nghĩa "ít hơn", dùng cho danh từ không đếm được. "Less" thường bị nhầm với "fewer" trong khi từ này dùng cho danh từ đếm được.

"Continual" /kənˈtɪnjʊəl/ có nghĩa "tiếp diễn", thường bị hiểu nhầm chỉ sự việc gì đó xảy ra liên tục không ngừng nghỉ, gián đoạn. Tuy nhiên, tính từ này được định nghĩa "happening ​repeatedly, usually in an ​annoying or not ​convenient way" - diễn ra lặp đi lặp lại, thường theo cách khó chịu với người khác, không cần thiết phải liên tục.
Ví dụ: I've had continual ​problems with this ​car ​ever since I ​bought it. (Tôi liên tiếp gặp phải các rắc rối kể từ khi mua chiếc xe này)

"Infamous" /ˈɪn.fə.məs/ dễ bị hiểu nhầm với "famous" - nổi tiếng. Tuy nhiên, tính từ này được định nghĩa "well known for some bad quality or deed" - tai tiếng, nổi tiếng với điều gì đó xấu.

"Systematic" và "systemic":
"Systematic" /ˌsɪs.təˈmæt̬.ɪk/ có nghĩa "có hệ thống, có phương pháp" trong khi "systemic" là một thuật ngữ sinh học, được định nghĩa "a systemic ​drug, ​disease, or ​poison ​reaches and has an ​effect on the ​whole of a ​body or a ​plant and not just one ​part of it" - ngấm, tác động lên cả cơ thể, mọi bộ phận, có tính toàn thể.

"Proscribe" là động từ có nghĩa "trục xuất, đày ải", liên quan đến hoạt động của chính quyền, các nhà quản lý.
"Prescribe" prɪˈskraɪb/ có nghĩa "ra lệnh cho ai đó làm gì, kê đơn thuốc". 

"Penultimate" /pɪˈnʌltɪmət/ có nghĩa "áp chót, gần cuối cùng".

"Precocious" /prɪˈkəʊʃəs/ thường bị hiểu nhầm sang nghĩa của"cautious". "Precocious" có nghĩa "phát triển, trưởng thành, lớn trước tuổi" (thường về tinh thần) còn "cautious" có nghĩa "thận trọng".

"Alternate" /ˈɒltəneɪt/ là động từ, thường bị dùng nhầm với tính từ của nó "alternative". Động từ này có nghĩa "thay đổi luân phiên, xen kẽ".

"Moot" là động từ, được định nghĩa "raise (a question or topic) for discussion; suggest (an idea or possibility" - đưa ra (một câu hỏi), đề nghị (giải pháp).

"Nauseous" /ˈnɔːsɪəs/ là tính từ, có nghĩa "gây ra cảm giác buồn nôn, tanh tưởi".
"Nauseated" cùng có nghĩa như trên, nhưng là ngoại động từ, luôn đi kèm tân ngữ.

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

5 lỗi sai phổ biến khi viết câu so sánh

Là một trong những cách diễn đạt cơ bản, câu so sánh xuất hiện trong cả nói và viết. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, người dùng có thể mắc phải 5 lỗi sai dưới đây.

Nhầm lẫn câu so sánh hơn và so sánh nhất

Nguyên tắc: Dùng so sánh hơn giữa hai người, vật thể hay sự việc; so sánh nhất khi có ba chủ thể trở lên. Ví dụ:

- Marvin is wiser than Tom, but Tom is kinder. (Marvin thông minh hơn Tom, nhưng Tom lại tốt bụng hơn)

- Solomon was the wisest man of all. (Solomon là người thông thái nhất)

Sử dụng so sánh hai lần trong một câu

Nguyên tắc: Để viết một câu so sánh hơn hoặc so sánh nhất, bạn chỉ áp dụng một trong hai kiểu cấu trúc: thêm hậu tố "er/est" cho trạng từ, tính từ ngắn hoặc thêm từ "more/most" trước trạng từ, tính từ dài. Tuy nhiên, nhiều người lồng cả hai cấu trúc này vào một câu, chẳng hạn:

- Sai: That was my most happiest moment.

- Đúng: That was my happiest moment. (Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của tôi)

So sánh khập khiễng

Nguyên tắc: so sánh hai chủ thể cùng loại. Ví dụ:

- Sai: This coffee is better than the shop on Main Street.

- Đúng: This coffee is better than the coffee in the shop on 43 Street. (Cà phê ở đây ngon hơn cà phê ở quán trên đường 43)

Thiếu "other", "else"

Nguyên tắc: Khi so sánh một cá thể, sự việc với phần còn lại của một tập thể, nhóm, cần sử dụng "other", "else" để thể hiện điều này. Ví dụ:

- Sai: Greg was more trustworthy than any student in class.

- Đúng: Greg was more trustworthy than any other student in class. (Greg đáng tin hơn bất kỳ học sinh nào trong lớp)

Nhầm lẫn giữa "less" và "fewer"

Nguyên tắc: Hai từ trên đều có nghĩa "ít hơn". Tuy nhiên, "less" dùng cho danh từ không đếm được, "fewer" dùng cho danh từ đếm được. Ví dụ:

- Aunt Martha has less patience than uncle Henry. (Cô Martha ít kiên nhẫn hơn chú Henry - "patience" là danh từ không đếm được)

- Aunt Martha has fewer jokes than uncle Henry. (Cô Martha có ít truyện cười hơn chú Henry)

(sưu tầm)

Liên hệ: 0909 99 01 30 – (08) 3601 6727 
Địa chỉ: 292 Âu Cơ (số cũ 194), Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (ngã tư Lạc Long Quân và Âu Cơ, giáp Quận Tân Phú, Bình Tân, Quận 5, 6, 8, 10, 11).

Vì sao nhiều người Việt “sợ” nói tiếng Anh



Trong bất kỳ lớp học Speaking nào tôi từng theo học, khi làm quen với các bạn trong lớp, câu tôi được nghe nhiều nhất là: “Tớ sợ Nói lắm” và “Không biết làm thế nào để “bật” ra được”. Đâu là nguyên nhân cho tình trạng này?

Tôi có đọc được một bài phân tích của một doanh nhân người Việt đã làm việc bằng tiếng Anh 24 năm chia sẻ quan điểm về gốc rễ cho nỗi sợ hãi mang tên “nói tiếng Anh” của người Việt. Các bạn hãy cùng đọc và đưa ra nhận định của mình nhé!

Định kiến chết người khi học tiếng Anh
Trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã nói: “cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai trên thế giới”, “trò phát âm chuẩn, cô chê” và thế là có hàng loạt trao đổi liên quan đến việc dạy tiếng Anh, đặc biệt là phát âm, được chia sẻ.

Theo tôi chuyện học và dạy tiếng Anh của người Việt “không giống ai” vì chúng ta đang tồn tại một số định kiến rất sai lầm.

Định kiến lớn nhất đó là “cần phải phát âm chuẩn”. Đã bao năm nay, cả nền giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam bị ám ảnh mê muội bởi cái chuẩn là chúng ta phải phát âm theo giọng Anh hoặc Mỹ. Chúng ta tự hào khi con mình nói giọng Anh – Mỹ và khoái trá chê con người khác; tán đồng khi con “cười sằng sặc” nói thầy cô phát âm không ”chuẩn”. Ám ảnh phải nói “chuẩn” đã gây ra không biết bao tốn kém.

Bạn đâu cần phải phát âm chuẩn giọng “Anh – Mỹ” thì mới làm được việc. Tại Mỹ hàng năm có hàng trăm nghìn người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới, những nước mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, như Italy, Hà Lan, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Có hàng nghìn giáo sư, bác sĩ, luật gia xuất chúng, những nhà khoa học được giải Nobel, họ đều nói giọng không “chuẩn”. Bạn đã đến Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới chưa? Bạn đã nghe hàng trăm giọng phát âm tiếng Anh, mỗi người một kiểu chưa? Ấy thế mà những nơi đó tập trung những kinh tế gia, nhà ngoại giao hàng đầu thế giới hàng ngày làm việc với nhau đấy.

Đã bao giờ bạn thấy một người Singapore, Philippine hay Ấn Độ xấu hổ và mặc cảm vì nói tiếng Anh không giống giọng “Anh Mỹ” chưa? Những đất nước đó có hàng triệu, hàng trăm triệu đến hàng tỷ dân nói và sử dụng tiếng Anh thành thạo mà chả ai qua tâm đến giọng của người kia giống Anh/Mỹ hay không? Cả thế giới kính trọng Lý Quang Diệu của Singapore, say mê những kiến giải kinh tế học của Amartya Sen (nhà kinh tế học Ấn Độ được giải Nobel), có ai quan tâm là họ nói tiếng Anh không giống giọng Anh – Mỹ không?

Mỗi đất nước, con người, dân tộc có một phương ngữ, chất giọng khác nhau. Tại sao lại cứ khăng khăng bắt người ta phải nói giọng Anh, giọng Mỹ. Ngay cả ở Mỹ, những người Mỹ da đen cũng có cách phát âm riêng mà không ai phán xét họ cả. Chúng ta chưa bao giờ bắt người Nghệ An, người miền Tây phải nói giọng Bắc thì tại sao lại cứ mong con mình phải nói như những ông Tây? Hãy tìm ở Việt Nam mà xem, có bao nhiêu người thực sự phát âm được giống giọng “Anh Mỹ”? Tôi dám đặt cược là không quá con số nghìn.

Ám ảnh phải nói “chuẩn” gây ra sự tốn kém rất lớn khi học tiếng Anh. Thay vì học với cô thầy giỏi người Việt, chúng ta tốn rất nhiều tiền học với “tây” và làm mọi cách để phát âm cho “chuẩn”. Đành rằng học với “tây” thì phản xạ sẽ tốt hơn, nhưng chi phí sẽ đắt gấp 2-3 lần. Và ám ảnh ấy sẽ mãi là một vòng luẩn quẩn vì chừng nào chúng ta không học bằng tiếng Anh liên tục từ nhỏ, không sống một thời gian dài tại Anh, Mỹ thì phần lớn chúng ta cũng không thể nào phát âm “chuẩn” được.

Tôi từng là một học sinh chuyên Anh tại một trường trung học nổi tiếng Hà Nội, đã học đại học tại Australia, làm tiến sĩ tại Mỹ, tham gia học, dạy và làm việc ở các môi trường nói tiếng Anh, tổng cộng hơn 24 năm sử dụng tiếng Anh. Đến bây giờ tôi vẫn không nói tiếng Anh có giọng Anh Mỹ và tôi cũng chưa bao giờ mặc cảm vì điều đó. Các bậc thầy và đồng nghiệp đáng kính của tôi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc, Rumani. Ai cũng nói tiếng Anh lơ lớ, thậm chí còn khó nghe. Nhưng họ đều rất thành công.

Một trong những thầy hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi là một người Anh gốc Ấn. Bà sinh ra ở Anh, học đại học tại Cambridge và làm tiến sĩ tại Yale, những đại học lừng danh nhất trên thế giới, và làm ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ấy thế mà bà vẫn nói tiếng Anh theo phương ngữ Ấn Độ, theo văn hóa Ấn Độ. Và bà rất tự hào về điều đó.

Mặc cảm nói tiếng Anh không “chuẩn” một phần phản ánh tư duy “nhược tiểu”, luôn coi mình không bằng với Tây Âu, cảm thấy mình thấp kém, lấy việc giống “tây” làm một phần thước đo giá trị. Tôi chắc không có đất nước nào ngoài Việt Nam lại có khái niệm tiếng “bồi”, nghĩa là tiếng Anh (của bồi bàn) không phát âm chuẩn, thiếu văn phạm.

Vậy phát âm “chuẩn Mỹ Anh” có tốt gì không? Xin thưa là không có bất cứ một lợi ích gì hơn so với việc phát âm để nghe được, hiểu được, dùng được cả. Còn cái hại của việc sợ phát âm không “chuẩn” sẽ là vô số: Nó sẽ dẫn đến mặc cảm, tự ti khi học tiếng Anh để rồi mãi không học được; nó sẽ dẫn đến việc tốn kém khi cứ đầu tư suốt vào việc kiếm thầy bản ngữ để học rồi ba bữa lại quên vì mình làm sao mà phát âm đúng giọng được. Nó cũng gieo vào đầu bao thế hệ tư duy “nhược tiểu” tự đánh giá mình kém cỏi bằng một giọng phát âm “chuẩn” hay không “chuẩn”.

Hãy cứ mạnh dạn nói tiếng Anh đi, tiếng “bồi” cũng được, rồi dần dần bạn sẽ thành thạo. Hãy cứ thoải mái giao tiếp bằng tiếng Anh đi dù bạn nói có không hay. Cô cứ mạnh dạn dạy học trò biết tiếng Anh đi, đừng “lăn tăn” mình nói chuẩn hay không chuẩn vì ít nhất các em sẽ được cô dạy một cách tự tin. Cha mẹ cũng hãy mạnh dạn tiết kiệm hàng triệu đồng một tháng thay vì tốn tiền cho con học tiếng Anh với tây đi, dành tiền đó đầu tư cho con học với thầy cô giỏi. Các cán bộ nhân viên cũng đừng mặc cảm là phải học cho đến khi nào nói “chuẩn” thì mới dám dùng.

Hãy tự tin lên, dù cho tiếng Anh chúng ta nói có là Ving-lish (Vietnamese English) đi chăng nữa, vì sẽ có một ngày chúng ta thực sự gia nhập thế giới nói tiếng Anh của một nước phát triển như Singapore nơi người ta nói tiếng Sing-lish (Singaporean English); của cường quốc quân sự, văn hóa như Ấn Độ nơi hơn một tỷ người nói tiếng Ing-lish (Indian English). Hãy cứ làm được như thế đã, trước khi mơ về cái gọi là tiếng “chuẩn”.